Chào mừng các bạn đã đến với tạp chí YTCC số 38

Trong số lần này các bạn sẽ có dịp tham khảo những thông tin cơ bản sau đây qua các bài nghiên cứu: “Hiệu quả can thiệp dựa vào cộng đồng phòng chống bệnh lao tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh năm 2014” của nhóm tác giả Nguyễn Trung Hoà và CS. Các tác giả đã sử dụng các phương pháp dùng nhóm cộng tác viên tiếp cận chủ động các hộ gia đình để tư vấn và tầm soát bệnh lao, phối hợp y tế công tư trong phát hiện, điều trị và theo dõi bệnh lao tại cộng đồng. Đây là mô hình không mới tuy nhiên, đứng trước thực trạng bệnh lao như hiện nay việc thực hiện mô hình này và quan trọng hơn là đánh giá hiệu quả của nó là rất cần thiết.

Ngoài ra, nhóm tác giả Nguyễn Trung Hoà và CS tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả can thiệp Calci-D và truyền thông phòng chống loãng xương ở người có mật độ xương thấp tại thành phố Hồ Chí Minh, 2011-2013.” Cùng với tình trạng già hoá dân số đang diễn ra rất nhanh trên quy mô cả nước, bệnh loãng xương đang thực sự đặt ra những thách thức rất lớn cho hệ thống điều trị. Cách đề cập và các kết luận của nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy một giải pháp cho vấn đề này. Nghiên cứu rất đáng được mở rộng trên các mẫu đại diện khác nhau tuỳ thuộc vào việc chấp nhận can thiệp, để trên cơ sở đó áp dụng rộng rãi.

Nhóm tác giả Huỳnh Kỳ Trân và CS đã lần đầu tiên tiến hành một nghiên cứu hoá dược nhằm phát thiện khả năng điều trị bệnh Tay-Chân-Miệng vốn rất phổ biến hiện nay ở nước ta thông qua việc chưng cất tinh dầu trầu Hóc Môn với tên gọi: “Tinh dầu lá trầu hóc môn – Thành phần Phenolic và ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học.” Ngay khi thông báo kết quả tốt của quá trình, những thử nghiệm lâm sàng cho điều trị sẽ bắt đầu được khởi động.

Nhóm tác giả Trịnh Thị Thuý Ngà và CS đã tiến hành nghiên cứu: “Thời gian sử dụng dịch vụ tại phòng khám Methadone trước và sau khi lồng ghép với hoạt động chăm sóc điều trị ARV tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015.”. Nghiên cứu đã cho thấy việc lồng ghép dịch vụ đã mang lại những kết quả tốt. Một chỉ số của hiệu quả. Nhóm tác giả Lê Thị Ngọc Diệp và CS cũng đã tiến hành nghiên cứu này nhưng nhìn dưới góc độ chi phí khi tiến hành lồng ghép dịch vụ như trên: Chi phí hoạt động của mô hình lồng ghép phòng khám điều trị ARV và methadone tại thành phố Hồ Chí Minh.” Kết quả lại cho thấy rằng mặc dù lồng ghép như vậy nhưng kinh phí lại giảm đáng kể trong khi đó, do tiếp cận dễ dàng hơn, người bệnh lại tới nhiều hơn. Nhóm tác giả Mai Thị Hoài Sơn và CS đã tiến hành nhiên cứu đề tài: “Giám sát, đánh giá – Bệnh nhân methadone trong mô hình lồng ghép điều trị methadone, ARV và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) – Một số kết quả ban đầu.”  Cũng nằm trong chùm những tác động lên bệnh nhân của cách đề cập lồng ghép, chúng ta có thể thấy ngay cả tác động điều trị cũng rất dương tính, biểu hiện ở: tỷ lệ được xét chọn điều trị, tỷ lệ duy trì điều trị mặc dù hơi giảm nhưng vẫn duy trì cao, tỷ lệ tầm soát HIV cao, tỷ lệ bỏ liều, bỏ trị giảm. Như vậy, việc khuyến khích áp dụng mô hình  này rất nên được mở rộng.

Trân trọng giới thiệu các nghiên cứu này với các bạn. 

Tổng Biên Tập

Lê Vũ Anh

Mục lục

Nguyễn Trung Hòa, Võ Nguyễn Quang Luân, Lê Trường Giang, Vũ Nguyên Thanh, Nguyễn Huy Dũng
Nguyễn Trung Hòa, Trần Thị Thanh Thúy, Nguyễn Văn Tập
Huỳnh Kỳ Trân, Trần Nguyễn Ngọc Châu, Hà Mỹ Thuận, Nguyễn Khoa Nam, Đỗ Việt Hà, Trần Thiện Khiêm, Phạm Thị Ánh, Chu Phạm Ngọc Sơn
Nguyễn Thị Thúy Ngà, Đinh Quốc Thông, Lê Thị Ngọc Diệp, Mai Thị Hoài Sơn, Phạm Đức Trọng, Tiêu Thị Thu Vân
Lê Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thúy Ngà, Tiêu Thị Thu Vân
Mai Thị Hoài Sơn, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Thúy Ngà, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Xuân Anh Dũng, Nguyễn Thị Kim Phượng, Tiêu Thị Thu Vân