Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 và một số yếu tố liên quan - 10.53522/ytcc.vi57.T211110
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15-24 tuổi năm 2020 và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp định tính, áp dụng phương pháp KISH để chọn 1.211 thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại hộ gia đình thuộc địa bàn một quận nội thành và một huyện ngoại thành tại mỗi thành phố. Sáu cuộc phỏng vấn sâu, bốn cuộc phỏng vấn nhóm và hai thảo luận nhóm được thực hiện. Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm EpiData 3.1, phân tích bằng phần mềm STATA 16.0, được mô tả bằng giá trị trung bình, tần số và tỉ lệ. Số liệu định tính được gỡ băng, phân tích theo chủ đề.
Kết quả: Có 7,3% thanh thiếu niên độ tuổi 15-24 hiện sử dụng TLĐT, tỉ lệ sử dụng TLĐT ở nam và nữ lần lượt là 9,1% và 4,6%. Nam giới có xu hướng hút TLĐT cao gấp 1,86 lần so với nữ giới. Những người có điểm thái độ về TLĐT càng cao thì xu hướng sử dụng TLĐT càng giảm đi.
Kết luận: Cần tăng cường thực thi Luật PCTH của thuốc lá và Luật quảng cáo thuốc lá; Đề xuất thúc đẩy theo dõi, giám sát liên ngành tình hình vi phạm quảng cáo, khuyến mại và bán thuốc lá trên internetTừ khóa
Toàn văn:
PDF##submission.citations##
McBride DL. E-Cigarette Use by Children Increasing. Journal of Pediatric Nursing. 2014;29:92-93.
Marynak K, Gentzke A, Wang TW, Neff L, King BA. Exposure to Electronic Cigarette Advertising Among Middle and High School Students — United States, 2014–2016. MMWR. 2018;67(10):294-299.
US CDC. Outbreak of Lung Injury Associated with the Use of E-Cigarette, or Vaping, Products. 2020; https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/e-cigarettes/severe-lung-disease.html#latest-information. Accessed 10th Feb 2020, 2020.
Hanoi University of Public Health, WHO. Global School-based Student Health Survey - Vietnam 2019 Factsheet. Hanoi: Hanoi University of Public Health;2019.
Hammond D, Reid JL, Cole AG, Leatherdale ST. Electronic cigarette use and smoking initiation among youth: a longitudinal cohort study. CMAJ 2017;189(43):E1328-E1336.
Sanders-Jackson AN, Tan ASL, Bigman CA, Henriksen L. Knowledge About E-Cigarette Constituents and Regulation: Results From a National Survey of U.S. Young Adults. Nicotine Tob Res. 2015;17(10):1247-1254.
WHO, MOH Vietnam. Global Adult Tobacco Survey, Fact sheet Vietnam 2015. 2016; https://www.who.int/tobacco/surveillance/survey/gats/VN-2015_FactSheet_Standalone_E_Oct2016.pdf?ua=1. Accessed August 19, 2020.
US Food and Drug. 2018 NYTS Data: A Startling Rise in Youth E-cigarette Use. 2018; https://www.fda.gov/tobacco-products/youth-and-tobacco/2018-nyts-data-startling-rise-youth-e-cigarette-use. Accessed August 9, 2020.
Dockrell MJ, Morison R, Bauld L, McNeill A. E-Cigarettes: Prevalence and Attitudes in Great Britain. Nicotine Tob Res. 2013;15(10):1737-1744.
Statista. Prevalence of e-cigarette usage in England in 2018, by gender. 2020; https://www.statista.com/statistics/1091057/prevalence-of-e-cigarette-usage-in-england/. Accessed August 9, 2020.
Jiang N, PingWang M, Ho SY, Leung LT, Lam TH. Electronic cigarette use among adolescents: A cross-sectional study in Hong Kong. BMC Public Health. 2016;16(1):202.
Hafiz A, Rahman MM, Jantan Z. Factors associated with knowledge, attitude and practice of e-cigarette among adult population in KOSPEN areas of Kuching district, Sarawak, Malaysia. Int J Community Med Public Health. 2019;6(6):2300-2305.
Levy DT, Yuan Z, Li Y. The Prevalence and Characteristics of E-Cigarette Users in the U.S. Int J Environ Res Public Health. 2017;14(10):1200.
Harrold TC, Maag A, Thackway S, Mitchell J, Taylor LK. Prevalence of e-cigarette users in New South Wales. The Medical journal of Australia. 2015;203(8):326-327.