Thực trạng sâu răng sớm ở trẻ 3 tuổi tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam năm 2020 - 10.53522/ytcc.vi57.T211209
Tóm tắt
Giới thiệu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thực trạng sâu răng của trẻ 3 tuổi học tại một số trường mầm non công lập tỉnh Hà Nam năm 2020.
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 567 trẻ 3 tuổi tại 4 trường mầm non công lập ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Trẻ được khám lâm sàng và chẩn đoán mức độ sâu răng.
Kết quả/Bàn luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng là 74,8%. Có 23,9% số răng có tình trạng sâu, trong đó sâu răng sớm D1 là 6,5%; sâu răng sớm D2 là 9,6% và sâu răng muộn D3 là 7,7%. Chỉ số sâu mất trám trung bình là 5,3 ± 4,8. Tỷ lệ sâu răng cao nhất ở hàm trên và hàm dưới là ở răng R51 (52,9%) và R75 (44,6%).
Kết luận/khuyến nghị: Tình trạng sâu răng sớm ở trẻ 3 tuổi ở mức cao. Cần có biện pháp can thiệp bảo vệ sự toàn vẹn bộ răng sữa cho trẻ.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF##submission.citations##
Dentistry AAoP. Symposium on the prevention of oral disease in children and adolescents. Pediatr Dent. 2006;28:96-198.
Gao SS, Duangthip D, Lo ECM, Chu CH. Risk Factors of Early Childhood Caries among Young Children in Hong Kong: A Cross-Sectional Study. The Journal of clinical pediatric dentistry. 2018;42(5):367-372.
Kelly B, Halford JC, Boyland EJ, Chapman K, Bautista-Castano I, Berg C, et al. Television food advertising to children: a global perspective. American Journal of Public Health. 2010;100(9):1730-1736.
Fleming E, Afful J. Prevalence of Total and Untreated Dental Caries Among Youth: United States, 2015-2016. NCHS data brief. 2018(307):1-8.
Dũng TM, Tuấn VM. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí y học thực hành. 2011;799(12):56 - 59.
Trần Văn Trường LNẤaTĐH. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc. Nhà xuất bản Y học; 2002.
Huynh NH. Nhận xét thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của trẻ 3 - 5 tuổi tại Trường mẫu giáo Hữu nghị Việt - Triều Hà Nội năm 2013: Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội; 2013.
Ismail AI, Sohn W, Tellez M, Amaya A, Sen A, Hasson H, et al. The International Caries Detection and Assessment System (ICDAS): an integrated system for measuring dental caries. Community dentistry and oral epidemiology. 2007;35(3):170-178.
Nguyen YHT, Ueno M, Zaitsu T, Nguyen T, Kawaguchi Y. Early Childhood Caries and Risk Factors in Vietnam. The Journal of clinical pediatric dentistry. 2018;42(3):173-181.
Hằng VTT. Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan của cha mẹ về chăm sóc răng miệng ở trẻ 3-5 tuổi tại trường mầm non Phương Canh – Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội, năm 2016 [Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Răng Hàm Mặt], Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.
Tường LV. Nghiên cứu bệnh sâu răng và đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng sớm bằng Véc-ni fluor của trẻ 3 tuổi ở Thành phố Hà Nội [Luận án Tiến sỹ Y khoa]. Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
Dũng TM, Tuấn VM. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4 – 8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội; 2010.