ojs2 has produced an error Message: WARNING: mkdir(): Không đủ quyền truy cập In file: /home/nhvjpiod/public_html/lib/pkp/classes/file/FileManager.inc.php At line: 306 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
ojs2 has produced an error Message: WARNING: assert(): Assertion failed In file: /home/nhvjpiod/public_html/plugins/generic/usageStats/UsageStatsPlugin.inc.php At line: 430 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
Phần mềm Tạp chí mở

Thực trạng phóng uế bừa bãi tại cộng đồng người dân tộc thiểu số Raglai và một số yếu tố liên quan tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận năm 2018

Hương Lê Thị Thanh, Trị Lưu Văn

Tóm tắt


Nghiên cứu được thực hiện tại 03 xã của huyện Bác Ái, nhằm tìm hiểu tình trạng phóng uế bừa bãi tại các hộ gia đình (HGĐ) trong cộng đồng ng ười dân tộc Raglai và xác định một số yếu tố liên quan. Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 190 chủ hộ gia đình, nghiên cứu định tính được thực hiện với 16 cuộc phỏng vấn sâu gồm cán bộ TTYT huyện, cán bộ TYT xã, đại diện UBND xã, trưởng thôn và HGĐ thuộc 03 xã tại địa bàn nghiên cứu, tiến hành từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn 71,4% đối tượng phỏng vấn thực hiện hành vi phóng uế ra ngoài môi trường. Có một số yếu tố liên quan đến thực trạng phóng uế bừa bãi tại cộng đồng người dân tộc Raglai như: Không tiếp cận thông tin về nhà tiêu hợp vệ sinh; không được tiếp cận dịch vụ cung ứng vật liệu sẵn có tại địa phương; không được hỗ trợ xây nhà tiêu.

Từ khóa


Phóng uế bừa bãi, dân tộc thiểu số, Raglai, Bác Ái, Ninh Thuận, yếu tố liên quan

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu, rà soát 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc để đánh giá thực trạng và xác định các mục tiêu phù hợp, khả thi với điều kiện của Việt Nam, làmcơ sở cho việc quốc gia hóa các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu, Hà Nội.

Bộ Y tế (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu, điều kiện đảm bảo vệ sinh, Hà Nội.

Cục Quản lý môi trường y tế và UNICEF (2011), Báo cáo mối liên quan giữa vệ sinh môi trường, nguồn nước hộ gia đình và hành vi chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam, Hà Nội.

Nguyễn Thị Liên Hương và Lê Thị Thanh Hương (2015), "Thực trạng phóng uế bừa bãi tại cộng đồng 5 tỉnh Điện Biên, Kom Tum, Ninh Thuận, An Giang và Đồng Tháp năm 2015 ", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI(số 4(177)), tr. 187 - 194.

Ngân hàng Thế giới (2014), Vệ sinh nông thôn mở rộng -Đầu tư vào thế hệ kế cận: Trẻ em cao và thông minh hơn ở vùng miền núi, nông thôn Việt Nam nơi các thành viên trong cộng đồng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Báo cáo tóm tắt nghiên cứu. 2014, Hà Nội.

Nguyễn Văn Sĩ và Lê Thị Thanh Hương (2016), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2016 ", Tap chí Y học Cộng đồng, 36, tr. 70-74.

Trung tâm Y tế huyện Bác Ái (2017), Báo cáo công tác hoạt động y tế năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn và Đào Văn Dũng (2010), "Thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15-49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Y tế công cộng, 16, tr. 54-58.

Tiếng Anh

Coffey D (2014), "Culture, religion and open defecation in rural north India 2014".

Parimita Routray, Wolf-Peter Schmidt and et al (2015), "Socio-cultural and behavioural factors constraining latrine adoption in rural coastal Odisha: an exploratory qualitative study", BMC Public Health, 15(880), page. 1-19.

UNICEF (2011), Water and sanitation program - Scaling Up Rural Sanitation "Factors Associated with Achieving and Sustaining Open Defecation Free Communities: Learning from East Java 2011".

Job Wasonga, Mark Okowa and Felix Kioli (2016), "Sociocultural Determinants to Adoption of Safe Water, Sanitation, and Hygiene Practices in Nyakach, Kisumu County, Kenya: A Descriptive Qualitative Study", Hindawi Publishing Corporation Journal of Anthropology, 2016, page. 1-6.

World Bank (2013), Investing in the Next Generation: Growing Tall and Smart with Toilets. Stopping Open Defecation Improves Children’s Height in Cambodia 2013.