Tình hình thiếu vitamin A, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 6 tỉnh đại diện Việt Nam, năm 2006 (Vitamin A deficiency and anemia among children under 5 years of age in 6 representative provinces in Vietnam, 2006)
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang trên 1775 trẻ, được tiến hành vào tháng 3/ 2006 (giữa kì 2001- 2010) nhằm đánh giá tình hình thiếu vitamin A (VAD) và thiếu máu TM ở trẻ em < 5 tuổi trên 6 tỉnh/ thành: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Đắc Lắc, An Giang. Tại mỗi tỉnh thành, chọn 5- 6 xã/phường, 55 trẻ (6-60 tháng tuổi)/ mỗi xã phường. 2 ml máu tĩnh mạch được cấy vào buổi sáng để đo Hemoglobin (Hb) đánh giá TM, đo vitamin A trong huyết thanh để đánh giá tình trạng VAD tiền lâm sàng. Hb < 110g/L được coi là TM; VA < 0,7 mmol/L được coi là VAD tiền lâm sàng. Tỷ lệ TM trung bình là 36,7% thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ) theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế Giới, tỷ lệ thiếu cao nhất ở Bắc Kạn 73,4%, thấp nhất ở An Giang 17,0%, Bắc Ninh và Đắc Lắc 25,6%; Hà Nội 32,5%, Huế 38,6%. TM là 32,5% ở nội thành (Huế 35,2%, Hà Nội 30%) và 38,4% ở ngoại thành (Huế 42,0% Hà Nội 35%). Tỷ lệ TM nhiều nhất ở nhóm 6-12 tháng tuổi (56,9%), có xu hướng giảm dần khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở 12-24 tháng, 38% ở 24-36 tháng, 29% ở trẻ 36-48 tháng và 19,7% ở trẻ 48-59 tháng. Tỷ lệ VA huyết thanh thấp là 29,8% (mức nặng về YNSKCĐ), cao nhất là Bắc Kạn 61,8%, thấp nhất là Bắc Ninh 17%, Hà Nội 18,4%, An Giang 18,9%, Huế 24,8% và Đắc lak 41,8%. Tỷ lệ này cũng dao động theo nhóm tuổi: cao nhất (43%) ở nhóm trẻ 6-12 tháng, 33,6% ở trẻ 12-24 tháng, 27,1% ở trẻ 24-36 tháng, 25,9% ở trẻ 36-48 tháng, và 22,7% ở trẻ 48- 59 tháng. Tỷ lệ VAD là 15,7% ở nội thành và 25,5% ở trẻ ngoại thành. Những trẻ không uống VA trong chiến dịch vừa qua có nguy cơ bị VAD tăng 15 lần so với trẻ có uống VA (p<0,001).
English abstract
This cross-sectional study was carried out during March 2006 in order to determine the prevalence of anemia, the sub-clinical vitamin A deficiency (VAD) in children <5yrs in 6 provinces (Ha Noi, Hue, Bac Kan, Bac Ninh, An Giang, Dak Lak) in Vietnam. Blood hemoglobin and serum retinol were analyzed; Hb <110g/L, and serum VA<0, 7mmol/L were considered anemia and vitamin A deficiency respectively. Prevalence of anemia is 36.7% in average (mild levels in Public Health Significant - PHS according to WHO). The highest rates were found in Bac Kan 73.4% and the lowest in An Giang 17.0%. The rates found in Bac Ninh & DaK Lak were 25,6%; Urban areas 32.5% (Ha Noi 30%, Hue 38.6%); Sub-urban 38.4% (Hue 42%, Ha Noi 35%). Prevalence of anemia is highest in infant aged 6-12 mo (56.9%), then reduced: 45% in 12-24 mo, 38% in 24-36mo, 29%in 36 48mo, and 19.7% in 48-59 mo.Prevalence of low vitamin A is 29.8% (severe in PHS). The highest rates were found in Bac Kan 61.8%, and the lowest in Bac Ninh (17%). The rates found in Ha Noi were 18.4%, An Giang 18.9%, Hue 24.8% & DaK Lak 41.8%. VAD was varied to age groups: highest (43%) in infants 6- 12mo, 33.6 % in children 12-24mo, 27,1% in children 24-36mo, 25.9% in children 36-48 mo, 22,7% in children 48-59 mo. Prevalence of VAD is 15.7% in cities, 25.5% in sub-urban. Those children without receiving vitamin A capsule during last campaign are at the risk of increasing VAD rate of 15 times (p<0.001) higher than those children taking vitamin A.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Mason JB, Lotfi M, Dalmiya N, Sethuraman K(2001). The micronutrient report. Current progress and trends in the control of vitamin A iodine, and iron deficiencies. Published by the MI Ottawa, Canada 1: 1-39.
Quyết định số 21/2001/QDD-TTg ngày 22/2/2001 (2001). Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, giai đọan 2001-2010. Nhà XB Y học, Hà Nội.
Ninh NX, Khẩn NC (2003). Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu VA, thiếu máu dinh dưỡng ở Việt nam trong những năm gần đây, một số khuyến nghị mới về biện pháp phòng chống. Tạp chí Y học Việt Nam 285 (6): 22-31.
Tâm NC, Khẩn NC, Ninh NX, et al. (2002). Tình hình thiếu máu dinh dưữong ở Việt Nam qua điều tra đại diện cho các vùng sinh thái trong toàn quốc năm 2000. Y học thực hành 7 (42): 2-5.
Liên DK, Ninh NX, Anh NL, Thu N N (1999). Bước đầu tìm hiểu về tình trạng thiếu một số yếu tố vi lượng trên phụ nữ có thai. Tạp chí Y học dự phòng 4: 57-60.
Hương CT, Ninh NX, Lâm NT, Khẩn NC (2003). Tình trạng dinh dưỡng, vitamin A sữa mẹ và khẩu phần ăn của bà mẹ cho con bú huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Y học thực hành 458 (8): 9-11.
Ninh NX, Quyên DT, Hiền VT, et al (2000). Thiếu vitamin A tiền lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ em và phụ nữ cho con bú tại vùng Đồng bằng sông Hồng, năm 1998. Tạp chí Y học dự phòng 10 (3): 31-38.
WHO(1996). Indicators for assessing vitamin A deficiency and their application in monitoring and evaluating intervention programes. WHO/NUT 96.10, Geneva,
Switzerland: 5-35.
WHO (2001). Iron deficiency anemia: assessement, prevention, and control. A guide for programmes managers. WHO/NHD/01.3, Geneva, Switzeland: 10-25.
Khẩn NC, Ninh NX (2003). Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ở Việt nam có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A. Tạp chí Y học thực hành 3 (445): 28-31.
IVACG (2000). Delivery of vitamin A supplements with DPT/polio and measles immunizations. IVACG, Washington DC: 1-3.