Phơi nhiễm thụ động với thuốc lá ở phụ nữ và trẻ em tại gia đình (Second hand smoke of mothers and children in the family environment)
Tóm tắt
Để tìm hiểu mức độ phơi nhiễm thụ động với thuốc lá ở phụ nữ và trẻ em tại gia đình, Trường Đại học Johns, Hopkins, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đo lường hàm lượng nicotin trong không khí tại gia đình và trong mẫu tóc của phụ nữ và trẻ em tại 31 quốc gia trên toàn Thế giới trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan khá rõ giữa việc hút thuốc lá trong nhà với hàm lượng nicotin trong không khí trong nhà và hàm lượng nicotin trong không khí và trong tóc của phụ nữ và trẻ em. Với thực tế là hầu như người hút thuốc lá tại Việt Nam là nam giới và phần lớn (Khoảng 90%) thường hút tại nhà và xung quanh trẻ em, việc phơi nhiễm thụ động với thuốc lá là một thực trạng đáng báo động. Mặc dù cỡ mẫu nhỏ là một hạn chế rất lớn với nghiên cứu nhưng các kết quả thu được đã cung cấp các bằng chứng cụ thể về thực trạng tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà với độ tin cậy và chính xác cao. Các kết quả thu được từ nghiên cứu này cũng giúp đánh giá được mức độ phơi nhiễm thụ động với khói thuốc của Việt Nam với các quốc gia khác trên toàn Thế giới và có thể sử dụng một số liệu nền cho các nghiên cứu can thiệp sau này cũng như đưa ra một số gợi ý để xây dựng chính sách, chương trình làm giảm tác hại của việc hút thuốc lá thụ động đối với phụ nữ và trẻ em tại gia đình.
English abstract
With the purpose to describe the range of second hand smoke (SHS) exposures among women and children living with smokers at home, the Bloomberg School of Public Health, Johns Hopkins University carried out a study to quantify the levels of SHS exposure among women and children living with smokers in 31 countries in the world, including Viet Nam. The study results have suggested a correlation between indoor smoking and the level nicotine in the air and in the hair of women and children. With the fact that majority of smokers in Viet Nam are males, and almost of them (around 90%) often smoke at home and around children, SHS exposure has been an alarming problem. Despite the limitation of small sample size, the study findings provided specific evidence about the SHS exposure status at home in Viet Nam. The study results also showed the levels of SHS exposure in Viet Nam in comparison with other countries and could be used as baseline data for intervention programs and policy development to reduce the adverse consequences of SHS exposure for children and women at their home.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Bộ Y tế (2004). Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học.
Công đoàn y tế Việt Nam và PATH Canada (2004). Đánh giá thực hiện quy định cấm hút thuốc tại các cơ sở y tế. Hội thảo “Tăng cường hoạt động phòng chống thuốc lá tại Việt Nam”; 15/12/2006, Hà Nội, Việt Nam.
Đào Ngọc Phong, Trần Thu Thủy, Ngô Văn Toàn và Cộng sự (1992). Thực trạng tiếp xúc bị động với khói thuốc lá và một số ảnh hướng của nó đến tình trạng sức khỏe của nhân dân tại 2 phường nội thành Hà Nội. Một số kết quả điều tra về tình hình hút thuốc lá ở Việt nam và các bệnh có liên quan. Nhà Xuất bản Y học, Trang 34-42
Nguyễn Khắc Hải và cộng sự (2006). Hiệu quả dự án “Làm sách bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc: tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho trẻ em”. Tạo chí Y tế công cộng 6(6):41-46.
Paolo B, Jean T and Antonia Greco (2000). Risk of Childhood Cancer and Adult Lung Cancer after Childhood Exposure to Passive Smoke: A Meta-Analysis. Environ Health Perspect. 108:73-82 (2000). Available on: http://ehpnet1.niehs.nih.gov/docs/ 2000/108p73-82/boffetta
Samet JM, Yang G (2001). Passive smoking, women and children. Women and the Tobacco Epidemic. Challenges for the 21st Century. The World Health Organization in collaboration with the Institute for Global Tobacco Control and the Johns Hopkins School of Public Health. Geneva. Page 8-36.
World Health Organization (2006). The facts about smoking and health. Available on http://www.wpro.who.int/media_centre/fact_sheets/fs_20060530.htm
World Health Organization (2008). WHO report on the global tobacco epidemic, 2008. Geneva. Page 8-21.