Đánh giá mục tiêu kiểm soát thiếu hụt iốt sau 3 năm kết thúc dự án phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iốt tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2008 (Goitre prevalance, knowledge and practice on iodine deficiency control in Pleiku city, Gia Lai province in 2008)
Tóm tắt
Điều tra cắt ngang đánh giá mục tiêu kiểm soát thiếu hụt I ốt 3 năm sau khi kết thúc dự án quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt (PC CRLTI) được tiến hành tại thành phố Pleiku, Gia Lai từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2008. Tổng số có 1.555 học sinh (HS) 68- 10 tuổi đã được khám đánh giá tỷ lệ bướu cổ, 130 em trong số này được định lượng Iốt niệu, 331 bà mẹ học sinh được đánh giá kiến thức, thực hành về PC CRLTI và lấy mẫu muối đang sử dụng tại gia đình để định lượng Iốt. Kết quả cho thấy PC CRLTI tại thành phố Pleiku đạt và duy trì được các mục tiêu kiểm soát thiếu hụt I ốt mà chương trình quốc gia và WHO đặt ra: Tỷ lệ bướu cổ HS 8- 10 tuổi là 2,2%; mức I ốt niệu trung vị đạt 145 mg/L, tỷ lệ hộ gia đình (HGĐ) sử dụng muối I ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (TCPB) đạt 91,8%. Tỷ lệ mẫu nước tiểu có nồng độ I ốt niệu < 50 μg/L là 7%, tỷ lệ mẫu nước tiểu có nồng độ Iốt niệu < 100 μg/L là 92,3%. Kiến thức, thực hành đúng của bà mẹ về PC CRLTI đã có sự cải thiện rõ rệt so với kết quả cuộc điều tra tại Gia Lai năm 2005.
English abstract
A cross - sectional study was carried out in Pleiku city, Gia Lai province from April to September, 2008 in order to assess the iodine deficiency control goal after 3 years since the end of the National Iodine Deficiency Disorders Control project. As many as 1,555 school - age children (between 8 and 10 years old) were given goiter examination by palpation; 130 random urine samples of these children were collected to assess the median urinary iodine concentration; and 331 pupils' mothers were interviewed to assess their knowledge, attitudes and practices about the iodine deficiency disorders control program. Results: The goal of iodine deficiency control set by WHO and the National Program has been reached and still maintained. The goiter prevalence among children aged from 8 to 10 years is 2.2%. The median urinary iodine concentration is 145μg/L. The percentage of households using adequately iodized salt is 91.8%. Only 7% of urine samples have urinary iodine level under 50 μg/L and 29.3% of urine samples have urinary iodine level under 100 μg/L. Improvement of knowledge and practices of pupils' mothers about the iodine deficiency disorders control program was made to compare with the result of Gia Lai KAP survey in 2005.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt:
Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và cs (2007), Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ bướu cổ, i-ốt niệu trung vị ở trẻ em 8 -10 tuổi tại 7 vùng sinh thái Việt Nam năm 2005. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyern hóa lần thứ 3 9-10/11/2007; Hà Nội, NXB Y học.
Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và cs (2007), Nghiên cứu kiến thức thực hành sử dụng muối i-ốt và các chế phẩm có i-ốt ở phụ nữ tuổi sinh để tại việt Nam năm 2005, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyern hóa lần thứ 3; 9-10/11/2007; Hà Nội, NXB Y học.
Trần Thanh Bình (2007), Khảo sát tỷ lệ bướu cổ học sinh sau 10 năm thực hiện chương trình phòng chống bướu cổ tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3; 9-10/11/2007; Hà Nội, NXB Y học.
Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Trí Dũng, Lê Kim Chiêng, Lương Quỳnh Hoa (2002), “Nghiên cứu tình trạng thu nhập i-ốt ở học sinh tiểu học tại một phường thuộc nội thành Hà Nội”, Tạp chí Nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, (số 5 – 2002), tr 37-43.
Lâm Thanh Hoàng, Nguyễn Công Bộ, Nguyễn Minh Hùng và cộng sự (2007), Đánh giá hiệu quả phòng bệnh bằng muối i-ốt trong chương trình phòng chống cac rối loạn do thiếu i-ốt tại tỉnh Kiên Giang (1995-2003). Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3; 9-10/11/2007; Hà Nội, NXB Y học.
Nguyễn Tuấn Khanh (2002), Đánh giá thực trạng thiếu hụt i-ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại một xã đồng bằng và sự liên quan của nó với sử dụng muối i-ốt, bột canh i-ốt tại hộ gia đình. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng.
Nguyễn Thị Nhà và cs (2007), Đánh giá thực trạng thiếu i-ốt ở học sinh 8-10 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2005. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3; 9-10/11/2007; Hà Nội, NXB Y học.
Tài liệu tiếng Anh:
WHO - Nutrition Unit Division of Food and Nutrition (1996), Recommended iodine levels in salt and guidelines for monitoring their adequacy and effectiveness WHO/NUT/96.13.
WHO, UNICEF, ICCIDD (2007), Assessment of Iodine Deficiency Disorders and Monitoring their Elimination, WHO, Geneva.