Thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15- 49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Actual use of water sources and sanitary latrines and knowledge, attitudes and practices on environment hygiene of women in the age group 15-49 with children under five in Vo Nhai district, Thai Nguyen province)
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại 4 xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ 15- 49 tuổi có con dưới 5 tuổi về sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; và phân tích nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế qua phản hồi của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã phỏng vấn 542 phụ nữ 15- 49 tuổi có con dưới 5 tuổi, tại 4 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Phương Giao, trong hai tháng 7-8/2005. 1) Tỷ lệ hộ nghèo cao (40,8%), tỷ lệ hộ có nhà tạm khá cao (34,3%), nhà kiên cố (18,1%), tỷ lệ hộ có phương tiện truyền thông đại chúng đang được sử dụng (57,4%). Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch là 41,1%. Tỷ lệ hộ nhà tiêu hợp vệ sinh là 19,0%, tỷ lệ hộ không có nhà tiêu 33,0%. 2) Kiến thức về nhà tiêu hợp vệ sinh: Tỷ lệ là 37,6% phụ nữ trả lời đúng nhà tiêu 2 ngăn, các tiêu chí khác xa nhà, xa nguồn nước trên 10m chỉ có 19,8% trả lời đúng, tỷ lệ không biết hoặc không trả lời là 23,6%. Thái độ của đối tượng nghiên cứu đồng ý về vai trò của việc sử dụng nước sạch có thể phòng được bệnh: đường tiêu hóa là 50%, mắt hột là 61,1%; ghẻ lở, hắc lào là 40,9%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đồng ý về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể phòng được nguồn nước bị nhiễm bẩn (57,6%), phòng được bệnh tiêu hóa (17,8%). Về thực hành của đối tượng sử dụng nguồn nước sạch là 45,65. 3) Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe chủ yếu là: dân số kế hoạch hóa gia đình chung ở 4 xã là 45,6%; tiêm chủng 40,4%, các nội dung về chăm sóc thai nghén là 21,1% và vệ sinh môi trường là 6,1%.
Tóm lại cần cải thiện môi trường sạch và nhà tiêu nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường.
English abstract
The study objectives are to describe the actual use of water sources and sanitary latrines in four communes in the Vo Nhai district, Thai Nguyen province;to assess knowledge, attitudes and practices of women in the age 15-49 and with children under 5 years about using clean water and hygienic latrines; and to analyze content of health communication and education of health personnel through the feedback of interviewees. The descriptive cross-sectional study, interviewed 542 women at the age 15-49 with children under 5 years old, in four communes of Trang Xa, Lieân Minh, Dan Tien, Phuong Giao, time: July and August, year 2005. Findings are as follows: 1) High poverty rate (40.8%), high percentage of temporary households (34.3%), solid houses (18.1%), households with mass media sets used (57.4%). The percentage of households using clean water is 41.1%, households with hygienic latrines 19.0%, households without latrines 33.0 %; 2) Knowledge of sanitary latrines: Only 37.6% of women correctly answered about two compartment latrines,and 19,8% about other criteria away from home, like more than 10 meters away from water sources. The percentage did not know or did not answer is 23.6%. Percentage of interviewees agreed about the usefulness of clean water in the prevention of disease is low: gastrointestinal tract (50%), trachoma (61.1%), scabies - exzema (40.9%) . The percentage of interviewees who agreed on the use of sanitary latrine could be contaminated water sources (57.6%), gastrointestinal disease prevention (17.8%). Practice of using clean water sources is 45.6%; 3) Content of communication and education are mainly health: population and family planning in both the fourth joint cooperative (45.6%), immunization (40.4%), content of pregnancy care (21.1%)and environment sanitation (only 6.1%). In brief, it is necessary to improve the user of hygienic latrines and clean water, as well as people awareness about water supply and environment sanitation.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Y tế -Tổng cục thống kê (2003), "Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Bộ Y tế (2006), "Chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn 2006-2010", Hà Nội
Trịnh Hữu Vách và cs (2006), "Tình hình xây dựng, sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ở 3 huyện thuộc 2 tỉnh bắc trung bộ Việt Nam", Tạp chí y học thực hành, Vol.1/2006
Vũ Thị Hiền (2003), Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
Tài liệu tiếng Anh
World Water Council. Water Supply and Sanitation. 2005 [cited;Available from: http://www.worldwatercouncil.org/index.php?id=23].