Những rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người di cư mùa vụ độ tuổi 18 - 50 tại phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội năm 2012 (Barriers affecting access to and use of health services among seasonal migrants aged from 18 to 59 in Phuc Xa commune, Ba Dinh, Ha Noi, 2012)
Tóm tắt
Di cư mang lại những cơ hội việc làm, thu nhập và phụ giúp gia đình nhưng người di cư cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như thu nhập thấp, điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, sức khỏe, đặc biệt trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người di cư mùa vụ. Thiết kế định tính được sử dụng với chọn mẫu có chủ đích 16 cuộc phỏng vấn sâu và 2 cuộc thảo luận nhóm người di cư tuổi từ 18 - 50 có đau/ốm/bệnh trong 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu và cán bộ y tế. Phân tích chủ đề được thực hiện sau khi gỡ băng và mã hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập thấp và không ổn định, chi phí khám chữa bệnh cao tại nơi đến chính là rào cản lớn đến tiếp cận và sử dụng dịch vu y tế. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như thời gian làm việc dài, thói quen tự điều trị, Bảo hiểm Y tế cũng góp phần ảnh hưởng đến tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người di cư. Khuyến nghị: các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng cần lôi kéo sự tham gia của người di cư và với người di cư nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
English abstract:
Migration provides many opportunities for migrants such as employment, income to support their family. However, migrants have to face many challenges like low income, poor living conditions and quality of life, especially limited access to appropriate health services. The purpose of the study is to understand barriers affecting access to and use of health services among seasonal migrants. Qualitative research design (with 16 in-depth interviews and 2 focus group discussions) was used with purposive sampling of migrants who were between 18 - 50 years of age and suffered from any diseases during the 6 months prior to the study. The findings show that two major barriers affecting access to and use of health services were low/unstable income and high cost of medical care at health facilities.
In addition, other factors such as long working time, self-treatment behavior of seasonal migrants and health insurance also affected the access to health services among seasonal migrants.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt
Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương (2009), Điều tra về Dân số và nhà ở năm 2009 lúc 00.00 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009: Quá trình Thực hiện và kết quả sơ bộ.
Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước: Vận hội và thách thức với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, tr. 9 - 28.
Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2008), Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 98 - 124.
Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố: tác động kinh tế - xã hội của người di cư ở Việt Nam, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
Nguyễn Văn Huy và Trần Thị Phúc Nguyệt (2012), "Sức khỏe và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nam lao dộng tự do tại TP Hà Nội: kết quả từ một nghiên cứu định tính", Tạp chí nghiên cứu y học. 2 (79), tr. 143 - 150.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật khám, chữa bệnh, số: 40/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm 2009, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2006), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức khỏe.
Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2006), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
UNFPA (2007), Hiện trạng di cư trong nước ở Việt Nam, Hà Nội.
Yuki Shibuya (2010), "Tình hình lao động tại các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ hội nhập", Kỷ yếu tọa đàm: Di dân ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 176- 196.
Tiếng Anh
Dang Nguyen Anh and et al. (2008), Mobility and HIV Vulnerability in Viet Nam: a review of published and unpublished data and implications for HIV prevention programmes, Canada South East Asia Regional HIV/AIDS Programme (CSEARHAP).
Le Bach Duong, Tran Giang Linh and Nguyen Thi Phuong Thao (2011), Social protection for rural - urban migrants in Vietnam: current situation, challenges and opprtunities, Institutie of Development Studies, Ha Noi.
Nguyen T. Liem and Michael J. White (2007), "Health Status of T emporary Migrants in Urban Areas in Vietnam", International Migration. 64 (4), tr. 102 - 134.
Jin Mou and et al. (2009), "Health care utilisation amongst Shenzhen migrant workers: does being insured make a difference?" BMC Health Services Research.