Bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm tại Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động Xã hội tỉnh Hòa Bình năm 2009 (Sexually Transmitted Diseases among Commercial Sex Workers in Hoa Binh Provincial Center for Treatment - Education - Social Labor)
Tóm tắt
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) vẫn đang là vấn đề sức khỏe được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm và lây truyền bệnh ra cộng đồng là gái mại dâm (GMD). Nhằm mô tả thực trạng bệnh STDs và các yếu tố liên quan đến bệnh ở GMD tại Trung tâm chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội tỉnh Hòa Bình, thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích với 162 GMD được đưa vào lần đầu tại Trung tâm được tiến hành. Kết quả cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo và viêm cổ tử cung là rất cao: 85,8% và 58,0%. Tỷ lệ mắc bệnh STDs là 66,7%; trong đó lậu 24,1%, chlamydia 9,9%, giang mai 1,9%, sùi mào gà 7,4%, herpes sinh dục 4,9%, trichomomas 3,7%, nấm candida 16,7% và HIV là 2,5%. Tỷ lệ đồng nhiễm (mắc trên 2 tác nhân) là khá cao 28,7%. Yếu tố liên quan đến STDs bao gồm: tuổi trẻ < 29 tuổi, tuổi nghề > 1 năm, trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về STDs, số lượt bạn tình trong tuần (trên 7 lượt), không sử dụng bao cao su thường xuyên trong quan hệ tình dục. Khuyến nghị tiếp tục triển khai các chương trình điều trị STDs cho GMD tại các Trung tâm, tăng cường giáo dục nâng cao kiến thức về bệnh STDs, khuyến khích tiếp cận khám chữa bệnh để khi tái nhập cộng đồng, GMD có nhận thức đúng về việc thay đổi hành vi phòng tránh lây nhiễm STDs.
English abstract
Sexually Transmitted Disease (STD) is a health problem which draws the worldwide concerns, including Viet Nam. Sex workers are one of the leading most-at-risk populations. The study aims at identifying the prevalence of STDs and its related factors for sex workers in Center for Treatment - Education - Social Labor in Hoa Binh province. This is a cross-sectional study with a sample of 162
sex workers who are free of drug use and admitted for the first time in the center. The findings show a high prevalence of vaginitis and cervicitis - 85.8% and 58%, respectively. STD morbidity rate was 66.7%, in which - gonorrhoea 24.1%, chlamydia 9.9%, syphilis 1.9%, human papilloma 7.4%, genital herpes 4.9%, trichomonas 3.7%, candida 16.7%, and HIV 2.5%. The prevalence of co-infection (i.e. simultaneously infected by 2 agents and over) was 28.7%. Related factors of STDs include: young age (< 29 years old), over 1 year expereince of working, low education level, insufficient knowledge of STDs, high number of sexual encounters (over 7), and inconsistent condom use during sex. Therefore, it is necessary to implement STD treatment programs for sex workers in the center;
improve their knowledge and awareness on STDs; increase access for examination and treatment so that they can have correct understanding of behavior change and STD prevention upon reintegrating into the community.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế (Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em) (2003). Kết quả điều tra nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ - mại dâm thuộc 5 tỉnh biên giới Việt Nam năm 2002. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
Khuất Thu Hồng (1999). Những nghiên cứu khoa học xã hội ban đầu về tình dục ở Việt Nam: Một số ví dụ nghiên cứu khách làng chơi. Trung tâm nghiên cứu các vấn đề phát triển xã hội - CSDS, Hà Nội.
Khuất Thu Hồng, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Phương, Khuất Thị Hải Oanh (2000). Gái mại dâm ở phía Bắc - Một khía cạnh xã hội và hành vi liên quan đến HIV/AIDS và STD. Tạp chí Y học thực hành. (382), 178-182.
Khương văn Duy và cs (2002). Kiến thức, nhận thức và nhu cầu của đối tượng gái mại dâm, nghiện chích ma túy trong phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Hà Tĩnh." Tạp chí y học thực hành. 1(147): 11- 15.
Lâm Thị Thanh Thanh (2003).Kiến thức thực hành và một số nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở gái mại dâm nhà hàng tại tỉnh Quảng Ninh năm 2002. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
Khương văn Duy và cs (2002). Kiến thức, nhận thức và nhu cầu của đối tượng gái mại dâm, nghiện chích ma túy trong phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Hà Tĩnh." Tạp chí y học thực hành. 1(147): 11- 15.
Nguyễn Thanh Thủy và cs (1996). Nhiễm HIV và những yếu tố liên quan trong nhóm gái mại dâm ở miền nam Việt Nam. Báo cáo tại Viện Pasteur TP. HCM.
Nguyễn Thành Quang (2003). Tình hình nhiễm HIV và mắc bệnh giang mai ở các đối tượng phụ nữ có hành vi nguy cơ cao tại một số vùng của Quảng Trị. Tạp chí Y học thực hành. 11(11): 27-28.
Trần Lan Anh (2005). Bước đầu khảo sát sự hiểu biết và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở bệnh nhân đến khám tại viện Da liễu trung ương. Nghiên cứu y học. 5( 38): 96- 101.
Trần Quốc Hùng (2003). Thực trạng và nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở đối tượng nghiện chích ma túy, mại dâm tại Kiên Giang - 12/2002. Thông tin Y học. 11: 27 30.
Trần Thị Tuyết Mai (2005). Thực trạng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và các yếu tố liên quan ở gái mại dâm Tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa năm 2005. Tạp chí Y tế Công cộng. 10:38-45.