Nghiên cứu thí điểm về thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng tự tử của thanh thiếu niên tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam (A pilot study into community’s views on youth suicide in Hai Phong, Viet Nam)
Tóm tắt
Mục đích nghiên cứu là để hiểu rõ về những trải nghiệm trong cuộc sống của thanh thiếu niên ở Hải Phòng, những suy nghĩ và tình cảm của họ về vấn đề tự tử của lớp trẻ Việt Nam, có được cái nhìn sâu sắc, tường tận đối với những ý kiến, suy nghĩ và tình cảm của các bậc cha mẹ về vấn đề tự tử của giới trẻ Việt Nam và hiểu rõ những trải nghiệm của các chuyên gia tư vấn cộng đồng, công an, nhân viên chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu này được thực hiện với 154 người tham gia thuộc hai quận: An Lão và Kiến An. Các tác giả đã kết hợp nghiên cứu định tính và điều tra ngẫu nhiên, xác định và tổng kết các nghiên cứu trước đây liên quan đến ý định, hành vi tự tử, cũng như các ảnh hưởng của sự xâm hại trẻ em. Công trình nghiên cứu này thực sự không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi tại sao những người trẻ tuổi lại nghĩ đến cái chết, và cố gắng tự tử. Tuy nhiên, nó cung cấp một cách tiếp cận thú vị về đề tài này trong bối cảnh riêng của Việt Nam. Cũng như vậy, nghiên cứu không thể thiết lập liên kết giữa hiện tượng tự tử ở giới trẻ và các ký ức bị ngược đãi ở trẻ em, nhưng nó giúp chúng ta tin rằng mối liên kết này thực sự tồn tại. Có những kết quả điều tra thú vị về quan điểm của người tham gia phỏng vấn về các ký ức bị ngược đãi ở trẻ được đưa ra, thú vị nhất là những trẻ ít tuổi nhất lại tỏ ra hiểu rõ nhất những hành vi thế nào thì được coi là ngược đãi. Lại có những thái độ lúng túng trong việc đưa ra quan điểm về vấn đề này trong ý kiến của các nhóm tuổi khác. Những người tham gia phỏng vấn phục vụ nghiên cứu đều tỏ ra rất thực sự quan tâm tới những sức ép trong đời sống trẻ em và thanh thiếu niên, và các giải pháp nhằm chống lại những hành vi xâm hại, tự xâm hại.
English abstract
The objectives are to recommend engineering and education solutions in order to create a safe environment in and around schools; to ensure long-term benefits for pupils and to disseminate the project model to other schools nation-wide. The implementation of 3 project components (improving traffic infrastructure, education on traffic safety and enforcement) has brought big and comprehensive impacts, such as improvements of pupils' knowledge, awareness and skills on traffic accident prevention. The project is a successful cooperation between government agencies, private businesses and the community (pupils' parents and the school). Resolutions from the local authorities and the school play an important role in gaining the project achievements in terms of prevention for accidents and injuries among pupils and the necessity to duplicate this model in other schools nationwide so that effectiveness and benefits of the project could be brought into full play. The purpose of the current study is to begin the process of identifying links between these phenomena and to develop preventative measures that will lead to positive outcomes for Vietnam's children. The study was carried out involving 154 participants from two districts: An Lao for participants in the rural area, and Kien An for urban participants. A set of questionnaires, developed for each target group, was designed to elicit information about the issues that pose significant pressure in young people's lives, awareness of suicide incidence in their community, impressions about the impact of child abuse and victimisation, and their recommendations for changes and developments in support of young people.
It is beyond the scope of this survey to provide definitive answers to why young people consider and/or attempt suicide; the report does, however, provide an interesting entry into the topic in a Vietnamese context. Likewise, it is not possible to define whether links exist between youth suicide and child abuse experiences, but responses generated in the study point to a belief that the links exist. Interesting data about the views of the participants to child abuse experiences emerged; it was particularly interesting that the youngest participants seemed to be the clearest of what behaviour was abusive. Some confusions about child abuse were present in other participant categories. There was a high level of engagement from all participants in the research topic, and a significant interest in ongoing engagement with youth issues was broadly expressed. There was a special interest in the pressures present in the lives of children and young people, and in strategies for preventing harm and self harm practices.Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Khoa Sức khỏe và Dịch vụ gia đình của Khối cộng đồng chung (CDHFS) 1997. Tự sát trong giới trẻ ở Úc. Trung tâm dịch vụ xuất bản thuộc chính phủ Úc, Canberra, Úc.
Curtin, J.S., 2004- Nạn tự sát đang gia tăng ở đất nước mặt trời mọc, Tờ thời báo châu Á, 28/07/2004.
Quyền trẻ em châu Á (ACR), 2004. Pakistan: Báo cáo mời kêu gọi hành động kịp thời khắc phục vấn đề tự sát trong giới trẻ trên tờ ACR Weekly News Letter Phần 3, số 28 ngày 22/09/2004
Struck, D.2001, Những thiên thần tin cậy của Thần Chết: Guam đối đầu với sự dấy lên nạn tự sát ở thiếu niên do các tổ chức trên e- mail phát hiện, Dịch vụ đối ngoại của tờ Washington Post, 22/03/2001.
Hươngg, T.T.T., Guo-Zin, J., Tuong, N.V., Duc, P.Y.M., Rosling, H., Wasserman, D.,2005, Vấn đề thử tự sát ở Hà Nội, Việt Nam trên tờ Psychiatry Epidemiol, 40:64-71
The Agei, 2005. Những trẻ em tự hại bản thân cầu xin sự giúp đỡ, Tổ Thời đại, 03/03/2005. Tổ chức Ngân hàng thế giới, 2001:
Michaelson, R.2004. Lạm dụng trẻ em ở Việt Nam: Báo cáo tóm tắt về khái niệm, bản chất và mức độ lạm dụng trẻ em ở Việt Nam, UNICEF Việtnam, Hà Nội, Việt Nam.
Halmilton, T.K & Schweitzer, R.D.2000. Cái giá phải trả để trở nên hoàn thiện: sự cầu toàn và ý định tự sát ở các sinh viên đại học trên tạp chí Tâm thần học của của Úc và New Zealand 2000: 34:829-835.
Evans, E., Hawton, K., Rodham, K., 2005, "Hiện tượng tự sát và lạm dụng trong lứa tuổi thanh niên: nhìn lại các nghiên cứu về bệnh dịch học trong quyển Sự lạm dụng và bỏ mặc trẻ em, số 29:45-48.
White, H.R vaø Widom, C.S., 2003, "Phải chăng sự vùi dập tuổi thơ làm tăng nguy cơ chết sớm? Một công trình nghiên cứu 25 năm trong Sự lạm dụng và bỏ mặc trẻ em, tập 27 (2003) 841-853.
Mullen, P.E, Martin, J.L., Anderson, J.C., Romans, S.E và Herbison, G.P., 1996. Ảnh hưởng lâu dài của việc lạm dụng tình dục, thân thể, cảm xúc của trẻ em: một nghiên cứu của cộng đồng trong tờ Sự lạm dụng va bỏ mặc trẻ em, tập 20, số 1, pp 7-21
Nguyen T.H., Khuat, T.V.A và Ogden, J.,2004, Tìm hiểu dấu hiệu HIV-AIDS và sự phân biệt đối xử ở Việt Nam, Trung tâm quốc tế Nghiên cứu Phụ nữ (ICRW), USA.
Marr, N & Field, T. 2001. Chết vì bị ức hiếp khi đang chơi: Một bằng chứng về nạn trẻ em tự sát do bị ức hiếp, Success Unlimited, UK.