Quan điểm và nhu cầu của cộng đồng về nhà hàng không khói thuốc ở Hà Nội (Community's Perspective and requirements for the Free-Smoking Restaurants in the City of Ha Noi - Viet Nam)
Tóm tắt
Công tác phòng chống thuốc lá nhận được sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam, nhưng các chính sách và các văn bản pháp quy định về việc thực thi nơi công cộng không hút thuốc lá, đặc biệt tại các nhà hàng quán ăn, hiện nay chưa được triển khai thực hiện. Với sự hỗ trợ của Liên minh phòng ngừa và kiểm soát thuốc lá châu Á (SEATCA), Hội Y tế Công cộng Việt Nam đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu về khả năng thực thi chính sách quy định nhà hàng không khói thuốc tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhu cầu và thái độ của chủ nhà hàng, nhân viên các nhà hàng tại Hà Nội và về chính sách quy định nhà hàng không khói thuốc. Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 29 nhà hàng, các chủ nhà hàng, nhân viên phục vụ và 200 khách hàng tại Hà Nội đã được chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu. Các chủ và nhân viên nhà hàng tham gia vào phỏng vấn sâu, các khách hàng tham gia trả lời các phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy 71,7% khách hàng cảm thấy khó chịu khi ngửi mùi khói thuốc trong khi dùng bữa. Hầu hết các khách hàng (91%) ủng hộ mô hình nhà hàng không khói thuốc. Chủ nhà hàng và nhân viên ủng hộ chính sách quy định nhà hàng không có khói thuốc lá, theo quan điểm của họ đây là một mô hình phù hợp với xu hướng thời đại, mang lại lợi ích sức khỏe cho nhân viên nhà hàng, khách hàng và cộng đồng. Họ không quá lo ngại về chính sách này ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Hơn nữa, các chủ và các nhân viên phục vụ tại các nhà hàng tham gia nghiên cứu khuyến nghị rằng chính sách này cần xem xét đến tình hình thực tế như những hạn chế về quy mô và diện tích của các nhà hàng. Nghiên cứu này đưa ra kết luận là chinshh sách quy định nhà hàng không khói thuốc phù hợp với nguyện vọng của chủ nhà hàng, nhân viên phục vụ và khách hàng tại các nhà hàng đã tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, để chính sách có tính thực thi cần xem xét việc yêu cầu thiết lập các khu vực hút thuốc tách rời khỏi khu vực chung của từng nhà hàng và những khu vực này cần được quy định theo một tỷ lệ diện tích phù hợp trong bối cảnh chung các nhà hàng tại Hà Nội hiện nay.
English abstract
Tobacco control has recently received special attention from the Vietnamese Government. However, policy and legal documents on smoke - free public place, especially smoke - free restaurant, have not been complied in Viet Nam. With the support from SEATCA, the VPHA worked on this study with an aim to explore the potential of a smoke - free restaurant policy implementation in Viet Nam. The objectives of the study were 1) To determine the needs and attitude toward smoking - free policy among restaurant owners and employees in Ha Noi; 2) To inform the policy-makers and tobacco control activists in Viet Nam about the potential of the smoking- free restaurant model. This study applied the convenience sampling with 200 customers in 20 restaurants in Ha Noi City, Viet Nam. The owners and employees joined in - depth interviews, while customers administered the questionnaires. Results show that 71.7 % of customers felt uncomfortable with smoking while having meal. Many customers supported the idea of the smoking - free area in restaurants. The owners supported the idea of the smoking - free restaurant model. From their perspectives, it is a part of the modern trend. It is obviously good for their health and their co-workers health. The owners and employers strongly recommended that the policy should take into account the current limitation of restaurants in terms of size and scale. It was concluded that a policy of smoke - free restaurant in Ha Noi is the expectation of restaurant customers, owners and employees. However, the policy should come up with the establishment of smoking -free area within each restaurant, which should have a space appropriate to the whole setting.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Lê Bảo Châu, Nguyễn Thị Quý, Nguyễn Thị Thu Dung, (2008) Hội thảo “Phòng chống thuốc lá – Bằng chứng và thực tiễn tại Việt Nam” Hà Nội, Việt Nam. Phơi nhiễm thụ động với thuốc lá thụ động ở phụ nữ và trẻ em tại gia đình tại Việt Nam.
Lê Thị Thanh Hương, hoàng Văn Minh, Phạm Thị Hoàng Anh (2008), Hội thảo “Phòng chống thuốc lá – Bằng chứng và thực tiễn tại Việt Nam”, Hà Nội, Việt Nam. Nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của hút thuốc thụ động đến sức khỏe trẻ em và dịch vụ y tế.
Phạm Thị Quỳnh Nga, Lê Thị Thanh Hà và cộng sự (2007), Hội thảo “Phòng chống thuốc lá – Bằng chứng và thực tiễn tại Việt Nam”, Hà Nội, Việt Nam. Đánh giá hieuejq ủa chương trình Giảm thiểu sự chấp nhận của xã hội dối với hút thuốc lá tại Việt Nam.
Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê (2003), Báo cáo kết quả Điều tra Y tế quốc gia 2001 – 2002. Nhà xuất bản Y học.
HealthBridge Canada (2004), Hướng dẫn xây dựng nhà hàng không khói thuốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (2008). Báo cáo về đại dịch thuốc lá toàn cầu.
Nghị Quyết của Chính phủ (2000) về “Chính sác quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010.
World Health Organiztion (2003). Framework Convention on Tobacco Control.
FAKO vaø Associates (2005). Điều tra cộng đồng về các vấn đề liên quan đến thuốc lá tại bang Illimois của Hoa Kỳ.
Thomson G, Wilson N (2006). One year of smokefree bars and restaurants in New Zealand: impacts and responses. BMC Public Health. 6: 64
Department of Community Medicine and Unit for Behavioural Sciences, University of Hong Kong, Hong Kong (2002). Public opinion on smoke-free policies in restaurants and predicted effect on patronage in Hong Kong. Tob Control. 11(3):195-200
Social and Behavioral Sciences Department, Boston University School of Public Health (2004). Effects of restaurant and bar smoking regulations on exposure to environmental tobacco smoke among Massachusetts adults. Am J Public Health. 94(11):1959-64
Adapted from “Economic Impact of Smokefree Ordinances (August, 2006): Overview,” Americans for Nonsmokers Rights (ANR)