Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội năm 2015 (The status and some factors influenzing the antibiotic utilization of surgical patients in department of general surgery in Thanh Nhan hospital, Hanoi in 2015)
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện tại khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện Thanh Nhàn nhằm tìm hiểu việc sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật. Nghiên cứu có các mục tiêu chính: 1) Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh; và 2) Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh của người bệnh tại khoa. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Đối tượng và cỡ mẫu: Hồ sơ bệnh án của người bệnh nội trú có chỉ định phẫu thuật tại khoa Ngoại, các báo khoa Dược, khoa Ngoại tổng hợp, cán bộ y tế phụ trách khoa Ngoại Tổng hợp. Kết quả: 100% người bệnh sử dụng kháng sinh điều trị sau phẫu thuật. Nhóm kháng sinh sử dụng nhiều nhất là nhóm beta – lactam với tỷ lệ 52%, trong đó chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 2. Phối hợp 2 loại kháng sinh chiếm tỷ cao nhất với 70,2%. Chỉ có 2,5% người bệnh có chỉ định làm kháng sinh đồ. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh của người bệnh bao gồm: Hiểu biết, thái độ, kinh nghiệm thói quen sử dụng kháng sinh của bác sỹ; Tâm lý người bệnh ảnh hưởng chỉ định kháng sinh của bác sỹ; Hoạt động quản lý sử dụng thuốc, kiểm soát nhiễm khuẩn, Hoạt động hội đồng thuốc và điều trị.
English abstract
This study was conducted in Department of General Surgery in Thanh Nhan hospital to explore the antibiotic utilization of surgical patients. There were some objectives as the follows: 1/ To describe the status on antibiotic utilization and 2/ To analyze some factors influenzing antibiotic utilization of patients. Methodology: cross-sectional descriptive study, combine quantitative and qualitative researches, secondary data review. Subjects and sample size: Patient records of inpatients who had surgery in General Surgery Department, reports of Pharmaceutical Department and General Surgery Deparment. Rusults: 100% of patients used antibiotics after surgery. Beta-lactam antibiotics group has been used mostly (52%), and the most popular was Cephalosporin, 2nd Generation. Combine 2 antibiotics utilization had the highest proportion (70.2%). Only 2.5% of patients were required to take a test of antibiogramme. There are some factors affected to antibiotic utilization of patients, including: knowledge, attitude, experience and habit of doctor; psychotherapy of patient, medicine utilization management, bacterial contamination control, and drug and treatment council.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Y tế (2006). Dược lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 186-191.
Bộ Y tế (2009). Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008 – 2009. Hà Nội.
Bộ Y tế (2015). Quyết định số 708/QĐ-BYT/2015 ngày 2/3/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Hà Nội.
Đào Thị Dung và cs (2012). Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trên người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba. Hà Nội.
Hà Thị Thúy Hằng (2014). Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2010). “Nhận xét về tỷ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh và hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện tỉnh khu vực miền Bắc”. Tạp chí Y học Lâm sàng, 5: 22.
Nguyễn Thị Minh Thúy (2014). Phân tích hoạt động sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2013. Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Nguyễn Văn Kính và nhóm nghiên cứu quốc gia Việt Nam - GRAP (2010). Phân tích sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam. Hà Nội.
Phạm Văn Huy (2014). Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật sạch, sạch nhiễm tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Trần Thị Minh Đức (2012). Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2011. Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược, Hà Nội.
Trường Đại học Dược Hà Nội (2004). Dược lý học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Từ Thị Hường (2014). Thực trạng sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật tim mạch và một số yếu tố liên quan tại đơn vị phẫu thuật Tim mạch, viện Tim mạch Việt Nam năm 2013. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
Ikeanyi.U, Chukwuka.CN, Chukwuanukwu.T (2013). “Risk factors forsurgical site infections following clean orthopaedic operations”. Nigerian Journal Clinical Practice, 16(4): 443-447.
PB. C. Martin, L. Thomachot – Nguyễn Kim Lộc dịch (2004). Liệu pháp kháng sinh dự phòng phẫu thuật – Kháng sinh trị liệu trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 330-341.
Sartelli M, Catene F, Ansaloni L. et al (2012). “Complicated intra-abdominal infections in Europe: preliminary data from the first three months of the CIAO study”. World Journal of Emergency Surgery, 1: 7-15.
WHO (2014). Antimicrobial resistance: global report on surveillance 2014. [cited 2015 April 15]. Available from: URL: http://www.who.int/drugresistance/documents/surveillancereport/en/