Tình hình nhiễm COVID-19 và tiêm chủng vắc xin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Lê Tấn Phùng, Lê Văn Tùng, Nguyễn Thanh Hiền

Tóm tắt


DOI:10.53522/ytcc.visdb.T220722

Ngày nhận bài: 08/06/2022

Ngày gửi phản biện: 15/06/2022

Ngày duyệt bài: 10/08/2022

Đặt vấn đề: Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong bối cảnh tiêm chủng vắc xin đang được đẩy mạnh. Vẫn có ca nhiễm Covid-19 mặc dù đã được tiêm chủng đầy đủ với những loại vắc xin khác nhau.
Mục tiêu: Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm Covid-19 với tình trạng tiêm chủng ở
những người xác định mắc Covid-19 thông qua khảo sát 6 tháng cuối năm 2021 với các mục tiêu cụ thể là so sánh (1) tải lượng vi rút SARS-CoV-2 dựa vào chỉ số Ct; (2) thời gian nằm viện; và (3) thời gian chuyển đổi kết quả xét nghiệm sang âm tính. So sánh các chỉ tiêu này giữa 2 vắc xin phổ biến là AstraZeneca và Verocell.
Phương pháp: Sử dụng thiết kế loạt ca những trường hợp nhiễm Covid-19, áp dụng phân tích phi tham số để so sánh trung vị các biến số giá trị chỉ số Ct, số ngày nằm viện và số ngày chuyển đổi xét nghiệm sang âm tính. Phần mềm R được sử dụng trong phân tích.
Kết quả: Trung vị giá trị Ct ở nhóm đã tiêm 2 mũi vắc xin sau 14 ngày thấp hơn nhóm chưa tiêm vắc xin. Số ngày nằm viện của nhóm chưa tiêm vắc xin là 12 ngày, thấp hơn so với nhóm đã tiêm vắc xin và nhóm tiêm mũi 2 sau 14 ngày (13 và 14 ngày). Cần 11 ngày để chuyển đồi xét nghiệm sang âm tính ở nhóm chưa tiêm vắc xin, ngắn hơn so với nhóm đã tiêm vắc xin (12 ngày). Cả 3 chỉ số này đều tốt hơn ở nhóm tiêm vắc xin AstraZeneca so với Verocell.
Kết luận: Trong những người xác định nhiễm Covid-19, nhóm người chưa tiêm vắc xin có trung
vị giá trị Ct cao hơn. Nhóm chưa tiêm vắc xin có số ngày nằm viện ngắn hơn. Số ngày chuyển đổi xét nghiệm sang âm tính dài hơn ở nhóm đã tiêm vắc xin. Có bằng chứng về ưu thế hơn của vắc xin AstraZeneca so với vắc xin Verocell

 

Từ khóa


Covid-19, Trung vị, chỉ số Ct, AstraZeneca, Verocell

Toàn văn:

PDF