Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới dấu hiệu lo âu, trầm cảm và stress của sinh viên Đại học Phenikaa trong đại dịch COVID-19

Nguyễn Văn Liệp, Hoàng Thị Xuân Hương, Vũ Hoàng Anh, Nguyễn Hồng Trang

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi59.T220407

Ngày nhận bài: 07/03/2022

Ngày gửi phản biện: 14/03/2022

Ngày duyệt bài: 15/06/2022

Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã gây ra tác động lớn đến y tế, kinh tế, và xã hội trên toàn cầu. Giãn cách xã hội và dạy học trực tuyến đã trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới bắt đầu từ năm 2020.  Sự thay đổi về phương pháp học tập và giao tiếp xã hội này đã gây ra áp lực lên tâm lý của sinh viên. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu về thực trạng và một số yếu tố liên quan tới các dấu hiệu lo âu, trầm cảm và stress của sinh viên trường Đại học Phenikaa trong đại dịch COVID -19.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 576 sinh viên chính quy đang học tại trường Đại học Phenikaa từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022. Thang đo DASS – 21 được sử dụng để thu thập số liệu trực tuyến.

Kết quả: Sinh viên có dấu hiệu lo âu, trầm cảm và stress lần lượt là: (37,3%), (44,8%) và (32,8%). Xét về mức độ các vấn đề tâm lý, tỷ lệ sinh viên biểu hiện dấu hiệu lo âu, trầm cảm và stress từ mức độ trung bình đến rất nặng. Các yếu tố như tiền sử mắc các vấn đề về tâm lý (căng thẳng tâm lý, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ) và là sinh viên đang học khối ngành khoa học sức khoẻ được xác định là các yếu tố có ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên trường Đại học Phenikaa trong đại dịch COVID – 19.

Kết luận: Tỉ lệ sinh viên có dấu hiệu lo âu, trầm cảm và stress khá cao trong nghiên cứu chúng tôi. Nhà trường cần có những chương trình tham vấn các biện pháp giải toả và cân bằng tâm lý để cải thiện tình trạng trên.


Từ khóa


Đại học Phenikaa, lo âu, trầm cảm, stress, DASS -21, sinh viên.

Toàn văn:

PDF