Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021

Nguyễn Hùng Quang, Lã Ngọc Quang, Nguyễn Quang Thiều, Trần Long Vũ, Hoàng Thị Khánh Ly, Đỗ Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Thanh Thủy, Bùi Anh Quân, Lê Minh Đạt

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi59.T180422

Ngày nhận bài: 18/01/2022

Ngày gửi phản biện: 25/01/2022

Ngày duyệt bài: 15/06/2022

Đặt vấn đề: Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của người dân tộc còn nhiều hạn chế. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu, sản non, trẻ thiếu cân, thậm chí có thể làm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành phỏng vấn trên 309 phụ nữ người dân tộc thiểu số độ tuổi 15-49 được chọn ngẫu nhiên có hệ thống. Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2021 đến tháng 7/2021 và địa điểm tại xã Đăk Wil, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông.

Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về giun đũa chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50,48%), kế tiếp là giun móc/mỏ (34,95%) và cuối cùng là giun tóc (26,86%). 89.81% đối tượng nghiên cứu có kiến thức về nhiễm giun truyền qua đất không đạt. Tỷ lệ người tiếp cận thông tin truyền thông còn thấp (56,31%) trong khi hầu hết đối tượng (98,38%) đều mong muốn được tiếp nhận thông tin truyền thông về phòng bệnh giun truyền qua đất. Phần lớn các thông tin đối tượng tiếp nhận được là qua cán bộ y tế (62,64%).

Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số thiếu kiến thức về giun truyền qua đất còn khá cao. Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu đều không đạt về kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất. Gần một nửa đối tượng nghiên cứu chưa từng nhận thông tin về truyền thông phòng nhiễm giun truyền qua đất, trong khi đó, hầu hết đối tượng tham gia đều muốn được nhận thông tin truyền thông phòng bệnh.


Từ khóa


Nhiễm giun truyền qua đất, phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi

Toàn văn:

PDF