Kiến thức, thái độ về thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - 10.53522/ytcc.vi57.T220211

Lê Minh Đạt, Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Tuấn, Lê Thuý Phượng, Đỗ Ngọc Sơn, Lê Vũ Anh

Tóm tắt


Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu kiến thức thái độ về thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15-24 tuổi năm 2020 về thuốc lá điện tử.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp định tính, áp dụng phương pháp KISH để chọn 1.211 thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại hộ gia đình thuộc địa bàn một quận nội thành và một huyện ngoại thành tại mỗi thành phố. Sáu cuộc phỏng vấn sâu, bốn cuộc phỏng vấn nhóm và hai thảo luận nhóm được thực hiện. Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm EpiData 3.1, phân tích bằng phần mềm STATA 16.0, được mô tả bằng giá trị trung bình, tần số và tỉ lệ. Số liệu định tính được gỡ băng, phân tích theo chủ đề.

Kết quả: Điểm trung bình về kiến thức của thanh thiếu niên là 5,88 điểm so với tổng điểm tối đa là 14 (SD: 3,44).Có 15,8% thanh thiếu niên nhận định rằng TLĐT nguy hại hơn TLTT. Điểm trung bình về thái độ của đối tượng nghiên cứu là 4,43 so với điểm tối đa là 8 điểm (SD: 2,44). Hơn 2/3 số ĐTNC (68,1%) cho rằng việc hút TLĐT là một vấn đề YTCC đáng quan tâm và gần một nửa (49,5%) cho rằng TLĐT nên bị cấm sử dụng ở Việt Nam.

Kết luận: Kiến thức và thái độ của thanh thiếu niên 15-24 tuổi về thuốc lá điện tử còn hạn chế. Thông tin về TLĐT cần được đưa vào trường học, ít nhất là từ bậc học trung học cơ sở để học sinh có thể hiểu rõ hơn tác hại của TLĐT, nhằm giảm nguy cơ hút TLĐT ở lứa tuổi từ bậc trung học phổ thông trở lên.

Từ khóa


Kiến thức, thái độ, thuốc lá điện tử, thanh thiếu niên, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


McBride DL. E-Cigarette Use by Children Increasing. Journal of Pediatric Nursing. 2014;29:92-93.

Hammond D, Reid JL, Cole AG, Leatherdale ST. Electronic cigarette use and smoking initiation among youth: a longitudinal cohort study. CMAJ 2017;189(43):E1328-E1336.

US CDC. Outbreak of Lung Injury Associated with the Use of E-Cigarette, or Vaping, Products. 2020; https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/e-cigarettes/severe-lung-disease.html#latest-information. Accessed 10th Feb 2020, 2020.

US CDC. Update: Characteristics of a Nationwide Outbreak of E-cigarette, or Vaping, Product Use–Associated Lung Injury — United States, August 2019–January 2020. 2020; https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/69/wr/mm6903e2.htm?s_cid=mm6903e2_w. Accessed 10th Feb, 2020.

WHO. E-cigarettes. 2020; https://www.who.int/westernpacific/news/q-a-detail/e-cigarettes-how-risky-are-they. Accessed August 9, 2020.

Nguyễn Thị Hường, Lê Thị Thanh Hương, Hoàng Thế Kỷ, Lê Thị Thu. Các sản phẩm thuốc lá mới: ảnh hưởng sức khỏe và bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới. Tạp chí Y tế công cộng. 2019;50:6-14.

Sanders-Jackson AN, Tan ASL, Bigman CA, Henriksen L. Knowledge About E-Cigarette Constituents and Regulation: Results From a National Survey of U.S. Young Adults. Nicotine Tob Res. 2015;17(10):1247-1254.

Shaikh, A., Ansari, H. T., Ahmad, Z., Shaikh, M. Y., Khalid, I., Jahangir, M., Majeed, A., Shakeel, N., Ahmed, A., Memon, R. S., Tariq, E., Irfan, R., & Madni, D. (2017). Knowledge and Attitude of Teenagers Towards Electronic Cigarettes in Karachi, Pakistan. Cureus, 9(7), e1468. https://doi.org/10.7759/cureus.1468

Aghar H, El-Khoury N, Reda M, et al. Knowledge and attitudes towards E-cigarette use in Lebanon and their associated factors. BMC Public Health. 2020;20: 278 (2020).

Abdel-Qader DH, Meslamani AZA. Knowledge and Beliefs of Jordanian Community Toward E-cigarettes: A National Survey. J Community Health (2020). 2020.

Dockrell MJ, Morison R, Bauld L, McNeill A. E-Cigarettes: Prevalence and Attitudes in Great Britain. Nicotine Tob Res. 2013;15(10):1737-1744.