Thực trạng bệnh quanh răng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi thành phố Huế - 10.53522/ytcc.vi57.T211007

Trần Tấn Tài, Đặng Thuỳ Nhung, Hoàng Đình Tuyên

Tóm tắt


Đặt vấn đề: Bệnh quanh răng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng kể ở hầu hết các quốc gia. Vấn đề khảo sát thực trạng bệnh quanh răng và yếu tố liên quan ở người cao tuổi là vấn đề rất cần thiết, qua đó, có thể có các biện pháp can thiệp phù hợp. Mục tiêu của đề tài là: Khảo sát thực trạng bệnh quanh răng và yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Huế.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo công thức tính tỉ lệ, chọn được 316 người cao tuổi ở 4 phường của thành phố Huế. Khám lâm sàng, đánh giá các chỉ số quanh răng, chỉ số nha chu cộng đồng (CPI) và phỏng vấn với bộ câu hỏi về bệnh quanh răng và các yếu tố liên quan theo mẫu điều tra sức khỏe răng miệng cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới.

Kết quả: tỉ lệ bệnh quanh răng ở người cao tuổi là 82,9%. Có đến 262 (82,9%) người cao tuổi cần điều trị, trong đó 7 người cần điều trị kết hợp chuyên khoa (CPITN 1 – CPITN 3). Phân tích đa biến cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng bệnh nha chủ với các yếu tố: học vấn, hiểu bệnh quanh răng nguy hại, có mảng bám và chỉ số cao răng không tốt (p < 0,05).

Kết luận: Tỉ lệ bệnh quanh răng vẫn rất cao, do đó, cần thiết có chương trình dự phòng và điều trị bệnh quanh răng cho người cao tuổi ở Thành phố Huế.

Từ khóa


Bệnh quanh răng, yếu tố liên quan, người cao tuổi.

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Patel J, Wallace J, Doshi M, Gadanya M, Yahya IB, Roseman J, Srisilapanan P. Oral health for healthy ageing. Lancet Healthy Longev 2021; 2: e521–27.

Lê Nguyễn Bá Thụ, Thực trạng sức khỏe răng miệng và đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đăk Lăk. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội 2018.

Lưu Hồng Hạnh, Hoàng Thị Hà Anh, Phạm Dương Hiếu. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi khu vực nội thành Hà Nội năm 2015, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược 2016, 32(2), tr.99-105.

Boillot A, El Halabi B, Batty G D, Rangé H, Czernichow S, and Bouchard P. Education as a Predictor of Chronic Periodontitis: A Systematic Review with Meta-Analysis Population-Based Studies. PLoS One. 2011; 6(7): e21508.

Trương Mạnh Dũng, Ngô Văn Toàn. Nha khoa cộng đồng, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013, tr. 107-126.

Đoàn Thị Hà, Nguyễn Thị Thu Phương, Lê Thị Thu Hà. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015. Tạp chí Y Dược học quân sự, 2017, số 2, tr.188-193.

Agrawal R, Gautam NR, Kumar PM, Kadhiresan R, Saxena V, Jain S. Assessment of Dental Caries and Periodontal Disease Status among Elderly Residing in Old Age Homes of Madhya Pradesh, J Int Oral Health 2015; 7(8): 57–64.

Wright FAC, SK‐Y Chu, KL Milledge, E Valdez, G Law, B Hsu, V Naganathan, V Hirani, F M Blyth, D G Le Couteur et al. Oral health of community-dwelling older Australian men: the Concord Health and Ageing in Men Project (CHAMP), Aust Dent J. 2018; 63(1): 55-65.

Henry-Steyawan S, Hogervorst Eef, Rahardjo TW, Hadisaputro S, Djokomoeljanto R. Periodontal diseases in elderly in Indonesia and the risk factors. International Journal of Pharmaceutical Research 2020, 12(4): 3638 – 3647.

American Academy of Periodontology. New study links periodontitis and covid‐19 complications. Chicago, Illinois – February 3, 2021.