Tình trạng bạo hành tại nơi làm việc: khảo sát trên học viên điều dưỡng hệ liên thông vừa làm vừa học tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2021 - 10.53522/ytcc.vi57.T210930

Nguyễn Hoàng Long

Tóm tắt


Đặt vấn đề: Điều dưỡng là nhóm nhân viên y tế có nguy cơ cao bị bạo hành tại nơi làm việc vì họ phải tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người bệnh. Việc tìm hiểu đặc điểm các tình huống bạo hành y tế sẽ giúp đưa ra những giải pháp can thiệp hiệu quả. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả thực trạng bạo hành đối với các điều dưỡng viên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu toàn bộ. Theo đó, tất cả 201 học viên Điều dưỡng hệ liên thông vừa làm vừa học đang học tại Khoa điều dưỡng, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ở thời điểm thu thập số liệu đều được khảo sát bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Trong số 201 điều dưỡng viên được khảo sát, 40 người cho biết đã từng bị tấn công, chiếm tỷ lệ 19.9%. Đối tượng bị bạo hành đa số là nữ giới (65.0%), tuổi từ 30 đến dưới 40 (77.5%), chủ yếu làm việc ở khoa nội trú (42.5%) và khoa cấp cứu (22.5%). Loại hình bạo hành gặp nhiều là bạo hành lời nói (92.5%) và 60.0% các vụ việc có liên quan tới rượu. Đối tượng tấn công thường gặp là người bệnh và người nhà người bệnh (47.5%), thời điểm xảy ra chủ yếu vào các ngày làm việc trong tuần (80.0%). Sau khi bị tấn công, 45.0% điều dưỡng khai báo với bệnh viện, 67.5% vụ việc được bệnh viện điều tra và xử lý. Sáu mươi lăm phần trăm điều dưỡng hài lòng với các xử lý của bệnh viện. Nguyên nhân chính khiến điều dưỡng viên ngần ngại khai báo vì cho rằng không lợi ích gì (25.0%) và không biết phải thông báo cho ai (20.0%). Kết luận: Mặc dù bạo hành rất thường gặp, điều dưỡng viên nhìn chung chưa hài lòng với cách giải quyết của bệnh viện nơi mình công tác khi có bạo hành xảy ra. Cần có can thiệp để cải thiện dự phòng và xử lý bạo hành với điều dưỡng. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cũng cần được khuyến khích chủ động khai báo bạo hành xảy ra trong công việc hàng ngày.


Từ khóa


Bạo hành, Bạo hành nơi làm việc, Điều dưỡng

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Occupational Safety and Health Administration. Guidelines for preventing workplace violence for healthcare and social service workers. Department of Labor; 2016.

Groenewold MR, Sarmiento RFR, Vanoli K, Raudabaugh W, Nowlin S, Gomaa A. Workplace violence injury in 106 US hospitals participating in the occupational health safety network (OHSN), 2012-2015. American Journal of Industrial Medicine. 2017;61(2):157–166.

Bộ Y Tế. Nạn bạo hành nhân viên y tế và giải pháp cho môi trường lao động an toàn tại cơ sở y tế. Truy cập ngày 1/8/2020:https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/nan-bao-hanh-nhan-vien-y-te-va-giai-phap-cho-moi-truong-lao-ong-an-toan-tai-co-so-y-te?inheritRedirect=false.

Đào Ngọc Phức. Thực trạng bạo hành bệnh viện đối với điều dưỡng viên và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện. Trường đại học Y tế công cộng; 2017.

Đỗ Mạnh Hùng, Lưu Thị Mỹ Thục, Phạm Thu Hiền. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo hành nơi làm việc bằng lời nói do khách hàng gây ra đối với điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi TW. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2018;22(6):208-213.

Pinar R, Ucmak F. Verbal and physical violence in emergency departments: a survey of nurses in Istanbul, Turkey. J Clin Nurs. Feb 2011;20(3-4):510-7. doi:10.1111/j.1365-2702.2010.03520.x

Wang N, Yang S, Zhou X, Hesketh T. Workplace violence and its aftermath among health workers in Zhejiang province: a cross-sectional study. The Lancet. 2017;390:S81. doi:10.1016/S0140-6736(17)33219-1

Hahn S, Müller M, Hantikainen V, Kok G, Dassen T, Halfens RJ. Risk factors associated with patient and visitor violence in general hospitals: results of a multiple regression analysis. Int J Nurs Stud. Mar 2013;50(3):374-85. doi:10.1016/j.ijnurstu.2012.09.018

Yang BX, Stone TE, Petrini MA, Morris DL. Incidence, Type, Related Factors, and Effect of Workplace Violence on Mental Health Nurses: A Cross-sectional Survey. Arch Psychiatr Nurs. Feb 2018;32(1):31-38. doi:10.1016/j.apnu.2017.09.013