Mối liên quan giữa nhiệt độ và số ca nhập viện do mắc một số bệnh đường hô hấp ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 -2019: phân tích chuỗi thời gian. - 10.53522/ytcc.vi56.T211007
Tóm tắt
Thông tin chung: Nghiên cứu ước lượng mối liên quan giữa nhiệt độ bên ngoài và số lượng bệnh nhân nhập viện do các bệnh đường hô hấp tại Điện Biên từ 2012-2019.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu sinh thái theo chuỗi thời gian. Biến đầu ra là bệnh hô hấp chung, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, cả hen và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Thông tin bệnh nhân nhập viện từ 2012 - 2019 mắc bệnh đường hô hấp theo mã ICD 10 được xuất từ phần mềm. Biến đầu ra trung bình ngày chỉ số thời tiết cùng giai đoạn cũng được thu thập.
Kết quả: Tổng số 28189 ca nhập viện, 9971 ca do nhiễm trùng hô hấp trên (NTHH trên), 15190 ca do viêm phổi, hen và COPD là 3028 ca. Số ca nhập viện hằng ngày do NTHH trên sẽ giảm đi 0,48 lần khi nhiệt độ trung bình 21 ngày tăng lên 10 độ C (95% CI từ 0,32-0,99). Khi trung bình nhiệt độ thấp nhất 21 ngày tăng thêm 10oC thì số ca nhập viện do hen và COPD tăng lên 3,98 lần (95% CI:1,01-5,87).
Kết luận: Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng nhạy cảm trước sự thay đổi của nhiệt độ. Tỉnh Điện Biên cần xây dựng những kịch bản và cảnh báo sớm sự thay đổi của môi trường lên những đối tượng này.Từ khóa
Toàn văn:
PDF##submission.citations##
Chan PW, Chew FT, Tan TN, Chua KB, Hooi PS. Seasonal variation in respiratory syncytial virus chest infection in the tropics. Pediatric pulmonology. Jul 2002;34(1):47-51.
Luong LMT, Phung D, Sly PD, Dang TN, Morawska L, Thai PK. Effects of temperature on hospitalisation among pre-school children in Hanoi, Vietnam. Jan 2019;26(3):2603-2612.
Phung D, Rutherford S, Chu C, et al. Temperature as a risk factor for hospitalisations among young children in the Mekong Delta area, Vietnam. Occup Environ Med. Jul 2015;72(7):529-535.
Tseng C-M, Chen Y-T, Ou S-M, et al. The effect of cold temperature on increased exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease: a nationwide study. PloS one. 2013;8(3):e57066-e57066.
Xu Z, Huang C, Hu W, Turner LR, Su H, Tong S. Extreme temperatures and emergency department admissions for childhood asthma in Brisbane, Australia. Occupational and Environmental Medicine. 2013;70(10):730-735.
Chi Sy N, Tu Hoang L, Thi Trang Nhung N, Thi Hoang Lan V, Minh Dien T. The Impact of Weather on Hospitalization due to Pneumonia Among Children in Nghe An from 2015 to 2019. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences. 2020-09-25 2020;36(3).
Bhaskaran K, Gasparrini A, Hajat S, Smeeth L, Armstrong B. Time series regression studies in environmental epidemiology. International journal of epidemiology. Aug 2013;42(4):1187-1195.
Hiền NTT. Tình hình trẻ em dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhập viện và yếu tố thời tiết nắng nóng liên quan tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An năm 2011-2015.2016.
Mäkinen TM, Juvonen R, Jokelainen J, et al. Cold temperature and low humidity are associated with increased occurrence of respiratory tract infections. Respiratory Medicine. 2009/03/01/ 2009;103(3):456-462.
Thongpan I, Vongpunsawad S, Poovorawan Y. Respiratory syncytial virus infection trend is associated with meteorological factors. Sci Rep. 2020;10(1):10931-10931.
Zhang X-L, Shao X-J, Wang J, Guo W-L. Temporal characteristics of respiratory syncytial virus infection in children and its correlation with climatic factors at a public pediatric hospital in Suzhou. Journal of Clinical Virology. 2013/12/01/ 2013;58(4):666-670.
Ferrari U, Exner T, Wanka ER, et al. Influence of air pressure, humidity, solar radiation, temperature, and wind speed on ambulatory visits due to chronic obstructive pulmonary disease in Bavaria, Germany. International journal of biometeorology. Jan 2012;56(1):137-143.
Zhao Q, Li S, Coelho M, et al. Ambient heat and hospitalisation for COPD in Brazil: a nationwide case-crossover study. Thorax. Nov 2019;74(11):1031-1036.
Loh TP, Lai FY, Tan ES, et al. Correlations between clinical illness, respiratory virus infections and climate factors in a tropical paediatric population. Epidemiology and infection. Dec 2011;139(12):1884-1894.