Tình hình tái nhiễm và các yếu tố liên quan đến tái nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tỉnh Hậu Giang sau can thiệp bằng mebendazole 500mg năm 2019-2020 - 10.53522/ytcc.vi55.210409

Nguyễn Thanh Tùng, Võ Thị Hoàng Lan, Lưu Hoàng Nhựt, Nguyễn Ngọc Ánh, Phạm Thị Mỹ Ngọc, Đỗ Thanh Diệp, Lê Thanh Vũ, Nguyễn Thị Viễn Phương, Trần Trung Dũng, Phạm Ngọc Bình, Nguyễn Thị Nhí

Tóm tắt


* Thông tin chung: Bệnh nhiễm giun truyền qua đất là một bệnh khá phổ biến, ước tính có khoảng 24% dân số thế giới nhiễm giun truyền qua đất, trong đó hơn 43% là ở học sinh mầm non và học sinh tuổi học đường. Nghiên cứu được thực hiện để cung cấp thông tin về tình hình tái nhiễm, các yếu tố liên quan đến tái nhiễm giun truyền qua đất. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2019 đến tháng 10/2020 tại trên học sinh tiểu học tại tỉnh Hậu Giang.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng trên 206 học sinh tiểu học nhiễm giun truyền qua đất bằng Mebendazole 500mg liều đơn. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0, với các thuật toán thống kê mô tả và phân tích mối liên quan với tái nhiễm giun bằng kiểm định khi bình phương (χ²) sự khác biệt có ý nghĩ thống kê khi p<0,05.

Kết quả: Tỷ lệ tái nhiễm giun chung của học sinh sau 12 tháng can thiệp là 11.2%. Tỷ lệ tái nhiễm tại thời điểm 3 tháng là 1.5%, tại thời điểm 6 tháng là 2.0%, tại thời điểm 9 tháng là 3.5% và tại thời điểm 12 tháng là 4.7%. Nghiên cứu quan sát được mối liên quan giữa tái nhiễm giun với thói quen đi chân đất, không mang giày dép trong nhà, sân vườn, ăn rau sống, thói quen chơi với đất cát, chó mèo, cấu trúc nền nhà của học sinh là nền đất, gia đình học sinh có nuôi gia súc, gia cầm chạy rong trong nhà và học sinh có bàn tay không sạch (p<0.05).

* Kết luận, kiến nghị: Tỷ lệ tái nhiễm giun chung của học sinh sau 12 tháng can thiệp là 11.2%. Cần tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động thay đổi hành vi của học sinh, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh trường lớp và hướng dẫn các em thực hiện các biện pháp phòng nhiễm giun truyền qua đất.

Từ khóa


Tái nhiễm giun, giun truyền qua đất

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng, Ban hành kèm theo Quyết định số 6437/QĐ-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nguyễn Văn Đề và ctv (2011), "Tái nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học sau 6 tháng tẩy giun hàng loạt tại thành phố Lào Cai", Tạp chí Phòng chống sốt rét, Viện sốt rét - Ký sinh Trùng trung ương.

Nguyễn Phương Huyền và Nguyễn Thị Kiều Anh (2017), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 12-24 tháng tuổi tại 2 huyện ngoại thành Hà Nội, năm 2016", Tạp chí Y học dự phòng, 27 (6), tr. 266-273.

Nguyễn Hiếu Nhân (2012), Nghiên cứu tình hình và đánh giá hiệu quả của điều trị giun bằng Mebendazole 500mg đơn liều, tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tái nhiễm giun ở trẻ các trường mẫu giáo huyện tam Nông- Đồng Tháp, năm 2011, Luận án Chuyên Khoa cấp II chuyên ngành Quản lý Y tế, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.

Viện Sốt rét và Ký sinh trùng thành phố HCM (2015), Báo cáo đánh giá tình hình nhiễm giun ở 11 tỉnh thành khu vực phía năm.

Hesham Al-Mekhlafi M and et al (2008), "Pattern and predictors of soil-transmitted helminth reinfection among aboriginal schoolchildren in rural Peninsular Malaysia", Acta Trop, 107 (2), pp. 200-204.6.

Hung BK and et al (2016), "Prevalence of Soil-Transmitted Helminths and Molecular Clarification of Hookworm Species in Ethnic Ede Primary Schoolchildren in Dak Lak Province, Southern Vietnam", Korean J Parasitol, 54 (4), pp. 471-476.

Tefera E and et al (2017), "Prevalence and intensity of soil transmitted helminths among school children of Mendera Elementary School, Jimma, Southwest Ethiopia", Pan Afr Med J, 27:88.

Weldesenbet H and et al (2019), "Prevalence, infection intensity and associated factors of soil transmitted helminths among primary school children in Gurage zone, South Central Ethiopia: a cross sectional study design", BMC Res Notes, 12 (1).

World Health Organisation (2014), Global Health Observatory (GHO) data, soil-transmitted helminthiase.