ojs2 has produced an error Message: WARNING: mkdir(): Không đủ quyền truy cập In file: /home/nhvjpiod/public_html/lib/pkp/classes/file/FileManager.inc.php At line: 306 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
ojs2 has produced an error Message: WARNING: assert(): Assertion failed In file: /home/nhvjpiod/public_html/plugins/generic/usageStats/UsageStatsPlugin.inc.php At line: 430 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
Phần mềm Tạp chí mở

Thực trạng viêm phổi thở máy và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn - 10.53522/ytcc.vi55.210319

Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Thu Hương, Phạm Minh Châu, Đỗ Viết Tiệp

Tóm tắt


Viêm phổi thở máy (VPTM) là nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng viêm phổi liên quan đến thở máy và xác định các yếu tố liên quan đến viêm phổi thở máy tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứucắt ngang, thực hiện trên 711 bệnh nhân tại khoa Hồi sức Tích cực - chống độc và Hồi sức cấp cứu Ngoại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, trong thời gian từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 4 năm 2020. Kết quả: VPTM gặp ở 75,8% nam giới; tỷ lệ mới mắc: 9,28%; tỷ suất mật độ mới mắc 7,61/1000 BN-ngày thở máy; tỷ lệ tử vong: 33,33%. Thời gian trung bình xuất hiện VPTM: 12,06±7,83 ngày. Các căn nguyên gây VPTM: A. Baumannii (44,59%), K. pneumoniae (27,03%)Escherichia coli (12,16%). Kết luận: VPTM gặp nhiều ở nam giới, thường xuất hiện ở tuần thứ hai sau đặt NKQ. Các tỉ lệ mới mắc, tỉ suất mật độ mới mắc, tỉ lệ tử vong còn cao. Căn nguyên vi sinh vật gây VPTM phân lập được cho thấy cần tiếp tục các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành chăm sóc bệnh nhân thở máy.

Từ khóa


Viêm phổi thở máy, nhiễm khuẩn biện viện, Bệnh viện Xanh Pôn

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Bộ y tế, Cục quản lý khám chữa bệnh, Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2015.

Pongpech, P., et al., Antibacterial activity of carbapenem-based combinations againts multidrug-resistant Acinetobacter baumannii. Journal of the Medical Association of Thailand, 2011. 93(2): p. 161.

Phạm Thanh Hải và Trần Thị Ngọc Anh, Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi do thở máy tại khoa hồi sức tích cực ngoại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng, 2018.

Trần Đình Phùng và cộng sự, Viêm phổi liên quan thở máy tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 2016

Võ Hữu Ngoan và cộng sự, Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Săn sóc đặc biệt, Bệnh viện Chợ Rẫy. Hội nghị khoa học bệnh viện Chợ Rẫy, 2012.

Girish N.,Rajendran R.,Bacteriological Profile of Ventilator Associated Pneumonia in a Tertiary Care Hospital and their Antibiotic Resistance Pattern. International Journal of Medical Microbiology and Tropical Diseases (2015). 314: p.1-5

Rello,E Afonso, T Lisboa, et al,A care bundle approach for prevention of ventilator-associated pneumonia. Clinical Microbiology and Infection, 2013.19(4):p.363-369

Vũ Đình Ân và cộng sự, Nghiên cứu tình hình viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Quân y 175. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, 2017

Neelima Ranjan,U Chaudhary, el al, Ventilator-associated pneumonia ina tertiary care intensive care unit: Analysis of incidence, risk factors and mortality. Indian J Crit Care Med, 2014. 18(4): p200.

Vũ Thị Thu Hiền và cộng sự, Khảo sát tình trạng viên phổi liên quan thở máy tại phòng hồi sức ngoại - khoa PT GMHS bệnh viện Đà Nẵng. Tạp chí Y học thực hành, 2018.