Tiếp cận chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV của phụ nữ mại dâm tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk (Access to harm reduction programs among female sex workers in Buon Ma Thuot city, Dak Lak province)

Thị Thủy Nguyễn, Thị Hiền Hồ, Đức Mạnh Phạm

Tóm tắt


Thông tin - giáo dục - truyền thông (TT-GD-TT); phát bao cao su (BCS) và chất bôi trơn miễn phí; tư vấn xét nghiệm HIV là các can thiệp chính trong chương trình can thiệp giảm tác hại (CTGTH) dự phòng lây nhiễm HIV cho phụ nữ mại dâm (PNMD) đang được triển khai tại thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2005. Bài viết này với mục tiêu mô tả thực trạng tiếp cận các CTGTH và một số yếu tố liên quan đến tiếp cận các can thiệp này của PNMD tại thành phố Buôn Ma Thuột. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 132 PNMD tiếp cận được trong thời gian từ tháng 3-5/2014 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả: có 34,1% PNMD nhận được tài liệu truyền thông (TLTT) về HIV/AIDS; 53,8% nhận được BCS miễn phí, 74,2% biết nơi khám và điều trị các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs), có 62,9% biết nơi xét nghiệm HIV và 40% đã từng xét nghiệm HIV. Các yếu tố liên quan đến tiếp cận các can thiệp của PNMD bao gồm: thời gian hoạt động mại dâm, hình thức hoạt động (tự do hoặc có quản lý), nhận được TLTT, kiến thức về HIV cũng như tự đánh giá khả năng lây nhiễm HIV của bản thân. Khuyến nghị: tăng cường cung cấp TLTT về HIV/AIDS qua mô hình tiếp cận cộng đồng (TCCĐ) cho PNMD đặc biệt là người trẻ tuổi và được quản lý, tăng cường công tác truyền thông với các đối tượng là bạn tình của PNMD, người quản lý PNMD; tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình TCCĐ, bảo đảm tính sẵn có của dịch vụ CTGTH. Các can thiệp cần chú trọng tăng cường xét nghiệm HIV cho nhóm đối tượng này.

English abstract

Information-Education-Communication (IEC), distribution of condoms and lubricants, and HIV testing and counseling are the key harm reduction interventions for female sex workers (FSWs) that have been implemented since 2005 in Buon Ma Thuot City, Dak Lak Province, which has a high proportion of ethnic minorities. This paper aims to describe the current situation and factors associated with the accessibility of these harm reduction interventions in this FSW population in 2014. This study used a cross-sectional design. Structured interviews were conducted with FSWs during March-May 2014 in Buon Ma Thuot City, Dak Lak Province. The study showed that 34.1% of FSWs reported receiving communication materials on HIV/AIDS, 53.8% received free condoms, 74.2% knew where to get examination and treatment services for STIs, 62.9% knew where to get tested for HIV, and 40% reported ever having tested for HIV. Factors associated with the accessibility of harm reduction interventions among FSWs included: duration of sex work, type of sex work (free or managed), receiving communication materials, having knowledge on HIV, and self-assessment of being at-risk for HIV. This study highlights the need to enhance harm reduction services for FSWs, especially the provision of communication materials on HIV using an outreach model. Young FSWs who work in entertainment areas, sexual partners of FSWs, and pimps need to receive more interventions. Interventions need to promote testing FSWs for HIV and other STIs. It is necessary to continue promoting outreach work, thus assuring the availability of harm reduction services in this population.


Từ khóa


giảm thiểu tác hại; dự phòng lây nhiễm; HIV; phụ nữ mại dâm; thành phố; harm reduction; intervention; female sex workers; city

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Bộ Y tế (2013), Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định hướng kế hoạch năm 2014, Hà Nội.

Cục phòng chống HIV/AIDS (2014), Báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS đến hết quý I/2014.

Lại Kim Anh, Nguyễn Thanh Long và Hoàng Đình Cảnh (2006-2007), "Nghiên cứu hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI trên nhóm phụ nữ mại dâm tại thành phố Cần Thơ, 2006-2007", Tạp chí Y học thực hành (742-743), tr. 214-223.

Tran Xuan Bach, Nguyen Vu Thuong (2007), "HIV infection, risk factors, and preventive services utilization among female sex workers in the Mekong Delta region of Vietnam", PLOS ONE, 9(1).

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2013 và kế hoạch năm 2014, Buôn Ma Thuột.

Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm (2012), Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (Ban hành kèm theo Quyết Định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng chính phủ).

Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm (2012), Báo cáo tiến độ phòng, chống AIDS Việt Nam năm 2012 - Giai đoạn báo cáo từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011, Hà Nội.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương (2013), Tình hình nhiễm HIV giai đoạn 2010-2013 và dự báo dịch thời gian tới ở Việt Nam, Hà Nội.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2012), Kết quả điều tra sơ bộ tỷ lệ hiện nhiễm, hành vi nguy cơ và các hoạt động can thiệp giảm hại phòng lây nhiễm HIV tại 10 tỉnh ở Việt Nam, 2012, Hà Nội.