Hành vi tình dục không an toàn và một số yếu tố liên quan của vị thành niên tại Hà Nội, năm 2019

Dương Minh Đức, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Quốc Thành

Tóm tắt


Quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn, hành vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khoẻ và tương lai của vị thành niên (VTN), đang ngày càng có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có hệ thống theo dõi các hành vi nguy cơ nói chung và hành vi tình dục. Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ trong Hệ thống giám sát các hành vi nguy cơ ở VTN (YRBSS) của Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu thực trạng các hành vi QHTD không an toàn ở tuổi VTN tại Hà Nội năm 2019. 

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả? cắt ngang sử dụng chọn mẫu nhiều giai đoạn. Có tổng số 3,443 VTN độ tuổi 16-19 tại 15 trường Trung học phổ thông (THPT) trên 5 quận/huyện của thành phố Hà Nội tham gia nghiên cứu. 

Kết quả: Tỷ lệ đối tượng từng có QHTD là 3,4% và tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi. Trong đó, tỷ lệ có QHTD ở nhóm ≤16 tuổi là 2,1% và ở nhóm >16 tuổi là 5,8%. Ngoài ra, khoảng 20% VTN từng có QHTD nói rằng mình có nhiều bạn tình trong 3 tháng qua. 

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ QHTD trước hôn nhân và QHTD an toàn là vấn đề cần tiếp tục quan tâm ở VTN. Học sinh có nhiều hành vi QHTD nguy cơ cao như có nhiều bạn tình và sử dụng bia/ rượu trước khi QHTD (lần lượt là 18,1% và 15,5%). Kết quả cho thấy cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục giới tính và các biện pháp can thiệp phòng chống nguy cơ của QHTD không an toàn.

Từ khóa


uan hệ tình dục, biện pháp tránh thai, vị thành niên, Hà Nội

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


World Health Organization. Adolescent health. http://www.who.int/topics/adolescent_health/en/. Published 2018. Accessed Dec 30, 2019.

Centers for Disease Control and Prevention. High School Youth Risk Behavior Surveillance System. Published 2017 Accessed.

Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO, UNICEF. Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần 2 (SAVY II). Hà Nội, Việt Nam. 2010

Bộ Nội vụ QDsLhqtVN. Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY - 2). 2015.

CDC. YRBS questionnaire https://www.cdc.gov/. Published 2017. Accessed.

Eaton DK, Kann L, Kinchen S, et al. Youth risk behavior surveillance--United States, 2007. Morbidity and mortality weekly report Surveillance summaries (Washington, DC : 2002). 2008;57(4):1-131.

Kann L, McManus T, Harris WA, et al. Youth Risk Behavior Surveillance - United States, 2017. Morbidity and mortality weekly report Surveillance summaries (Washington, DC : 2002). 2018;67(8):1-114.

Sirirassamee T, Sirirassamee B. Health risk behavior among Thai youth: national survey 2013. Asia Pac J Public Health. 2015;27(1):76-84.

Tổng cục Dân Số - Kế hoạch hóa gia đình. Hội thảo hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 2020. http://gopfp.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hoi-thao-huong-ung-ngay-tranh-thai-the-gioi-2020-10603-1.html. Published 2020. Accessed 25/09, 2020.