Thực trạng nhiễm Salmonella spp. trong thịt lợn và một số yếu tố ảnh hưởng tới điều kiện an toàn thực phẩm của các quầy bán thịt lợn tại chợ Đà Lạt năm 2019
Tóm tắt
Tóm tắt:
*Giới thiệu: Thịt lợn được xem là nguồn lây nhiễm Salmonella hàng đầu ở nhiều quốc gia và nguy cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi từ trang trại đến bàn ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ thịt lợn nhiễm Salmonella ở chợ dao động từ 25 – 60,8%. Do vậy, việc tìm hiểu tỷ lệ thịt lợn nhiễm Salmonella và điều kiện ATTP (an toàn thực phẩm) tại chợ Đà Lạt sẽ góp phần trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella ở thịt lợn.
*Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành để đánh giá tỷ lệ thịt lợn nhiễm Salmonella; điều kiện ATTP và các yếu tố ảnh hưởng của 75 quầy bán thịt lợn tại chợ Đà Lạt năm 2019.
*Kết quả: Tỷ lệ các quầy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện cở sở vật chất là 25,3%; trang thiết bị, dụng cụ là 28%; con người là 2,7% và thịt lợn là 6,7%. Tỷ lệ mẫu thịt lợn nhiễm Salmonella sau khi kiểm tra vệ sinh thú y là 36%; sau quá trình vận chuyển là 56% và sau 4 – 6h bày bán là 72%. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện ATTP của quầy bán thịt lợn: nguồn nhân sự dành cho công tác thanh kiểm tra ATTP còn thiếu và yếu; các biện pháp chế tài chưa có mức răn đe cao; ý thức tuân thủ các quy định về ATTP của người bán hàng chưa cao.
*Khuyến nghị: Các cơ quan chức năng cần tăng cường đào tạo nguồn nhân sự về công tác thanh kiểm tra ATTP, tuyên truyền các quy định về ATTP đến các quầy bán thịt lợn.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF##submission.citations##
Đặng Thị Mai Lan; Đặng Xuân Bình (2016), Xác định khả năng sản sinh độc tố đường ruột của vi khuẩn Salmonella spp, Staphylococcus aureus phân lập trên thịt lợn bán tại chợ ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XXIII, số 7, tr.46-53.
Lê Huy Chính (2007), Vi sinh vật Y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.165-182.
Phạm Thị Thanh Thảo; Nguyễn Xuân Trạch; Phạm Kim Đăng (2018), Vệ sinh an toàn thực phẩm trong hệ thống phân phối thịt lợn tại tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, Tập 16, Số 1, tr. 9-17.
Lê Văn Du; Hồ Thị Kim Hoa (2017), Tình hình tốn dư chất tạo nạc, kháng sinh và nhiễm Salmonella trong thịt heo và gà thiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, số 5/2017, tr.46-55.
Phạm Thị Ngọc; Nguyễn Tiến Thành; Trần Thị Hạnh; Nguyễn Việt Hùng (2011), Tỷ lệ nhiễm Samonella trên thịt lợn tại một số trang trại và lò mổ thuộc các tỉnh phía bắc Việt Nam, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, Số 4 (104), tr.59-66.
Cam Thị Thu Hà; Phạm Hồng Ngân (2015), Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Samonella spp. ở thịt lợn bán tại một số chợ thuộc Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2016, Tập 14, Số 8, tr.1271-1276.
Lã Văn Kính và cộng sự (2006), Nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao, Thuộc chương trình: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để tổ chức sản xuất và quản lý nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, TP.HCM.
Ngô Hoàng Tuấn Hải và cộng sự (2018), Thực trạng nhiễm Salmonella và vi khuẩn tổng số trên thịt lợn từ các loại hình kinh doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà nội 2018 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển, Tập 03, Số 02-2019 tr. 7-18.
Bộ Y tế (2007), Quyết định số 46/QĐ - BYT ban hành ngày 19/12/2007 về việc "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm".
Bộ Y tế (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BYT, ban hành ngày 01/3/2012, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
Lưu Quốc Toản (2011), Điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và đánh giá nguy cơ sức khỏe do nhiễm Salmonella từ thịt lợn tại quận Long Biên - Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng,Trường Đại học Y tế công cộng.
Rached I. & Et al. (2013), Methods for recovering microorganisms from solid surfaces used in the food industry, Public Health (10), pg. 6169-6183.
Sinh Dang-Xuan (2018), Quantitative risk assessment of salmonellosis through pork consumption in Vietnam, Graduate School of Veterinary Medicine, Rakuno Gakuen University.
OECD iLibrary (2019), Meat consumption, truy cập ngày 23/01/2019 tại trang web https://data.oecd.org/agroutput/meat-consumption.htm.
Sinh Dang-Xuan; Hung Nguyen-Viet; Phuc Pham-Duc; Fred Unger; Ngan Tran-Thi; Delia Grace; Kohei Makita (2015), Risk factory associated with Salmonella spp. prevalence along smallolder pig value chains in Vietnam, International Journal of Food Microbiology 290 (2019), pg.105-115.
B. Vidić; S. Savić; N. Prica (2015), Identification of risk factors for salmonella spp. in pigs and control measures during management and transport of animals, Biotechnology in Animal Husbandry 31 (4), pg.457-466.