Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2015 (Stress among nurses in Viet-Duc (Vietnam – Germany) friendship hospital and some work-related factors)
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện năm 2015 trên 600 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, với hai mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng căng thẳng của điều dưỡng và (2) Tìm hiểu mối liên quan giữa khối lượng, áp lực công việc và các mối quan hệ trong công việc với tình trạng căng thẳng của điều dưỡng. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền về các yếu tố liên quan và các mục đánh giá căng thẳng trong thang đo Căng thẳng, Lo âu Trầm cảm rút gọn (DASS 21) để thu thập thông tin. Kết quả cho thấy tỷ lệ căng thẳng của điều dưỡng tại bệnh viện Việt Đức là 18,5%. Các yếu tố liên quan tới căng thẳng của điều dưỡng gồm tham gia công tác quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp và mâu thuẫn với cấp trên. Cụ thể những điều dưỡng có kiêm nhiệm cả công tác quản lý có nguy cơ bị căng thẳng cao gấp 5,2 lần (KTC 95% 1,5 – 18,1); mối quan hệ với đồng nghiệp ở mức bình thường/ không tốt có nguy cơ căng thẳng cao gấp 2,3 lần (KTC 95% 1,2 – 4,6); từng có mâu thuẫn với cấp trên có nguy cơ căng thẳng cao gấp 4,3 lần (KTC 95% 1,9 – 9,4) so với nhóm so sánh.
English abstract
A cross-sectional study was conducted in 2015 among 600 nurses in Viet Duc Friendship hospital, with 2 objectives: (1) to describe the prevalence of stress among nurses, and (2) to identify the association between the prevalence of stress and workload/work pressure and work relationships. The study applied 2 self-report questionnaires about the stress with the short-form version of Depression Anxiety Stress Scale-21 (DASS-21) and some work related factors. The result showed that nurses with stress accounted for 18.5%, especially at normal and mild levels. The study found such factors relating to the stress in nurses as being in managerial positions, work relationships with co-workers, and conflicts with superiors. Specifically, those nurses in concurrent managerial positions had a 5.2-fold risk of stress (95% CI 1.5 – 18.1); those nurses with normal/bad relationship with coworkers had a 2.3-fold risk of stress (95% CI 1.2-4.6) and those nurses ever having conflicts with superiors had 4.3-fold risk of stress (95% CI 1.9-9.4) compared to those in the comparison groups.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt
Trần Văn Cường (2005), Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay, Báo cáo đề tài cấp bộ.
Dương Thành Hiệp (2014), Tình trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
Ngô Thị Kiều My (2014), Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng năm 2014, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
Mai Hòa Nhung (2014), Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2014, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
Lê Thành Tài và cs. (2008), "Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 216-220.
Đậu Thị Tuyết (2013), Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
M Asad et al. (2011), "Frequency of depression, anxiety and stress in military Nurses", Iranian Journal of Military Medicine, 13(2), pp. 103-108.
CT Beck (2011), "Secondary traumatic stress in nurses: a systematic review", Archives of Psychiatric Nursing, 25, pp. 1-10.
Elizabeth Dougherty et al (2009), "Factors associated with stress and professional satisfaction in oncology staff", American Journal of Hospice & Palliative Medicine, 26(2), pp. 105-111.
H Gonge and N Buus (2011), "Model for investigating the benefits of clinical supervision in psychiatric nursing: A survey study", International Journal of Mental Health Nursing, 20(2), pp. 102-111.
AM Hamdan-Mansour et al. (2011), "Mental health nursing in Jordan: An investgation into experience, work stress and organizational support", International Journal of Mental Health Nursing, 20(2), pp. 86-94.
E McNeely (2005), "The consequence of job stress for nurses’health: time for a check-up", Nursing Outlook, 53, pp. 291-299.
National Institute for Occupational Safety and Health (2008), Exposure to stress, occupational hazards in the hospitals.
Peter Lovibond (2014), Depression, Anxiety, Stress scales. website: http://www2.psy.unsw.edu.au/dass/
Sharifah Zainiyah et al (2011), "Stress and its associated factors amongst ward nurses in a public hospital Kuala Lumpur", Malaysian journal of public health medicine, 11(1), pp. 78-85.