ojs2 has produced an error Message: WARNING: mkdir(): Không đủ quyền truy cập In file: /home/nhvjpiod/public_html/lib/pkp/classes/file/FileManager.inc.php At line: 306 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
ojs2 has produced an error Message: WARNING: assert(): Assertion failed In file: /home/nhvjpiod/public_html/plugins/generic/usageStats/UsageStatsPlugin.inc.php At line: 430 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
Phần mềm Tạp chí mở

Chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư và một số yếu tố liên quan tại Trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019

Ngô Thị Thu Hiền, Vũ Thị Thủy, Dương Hoàng Ân, Nguyễn Minh Anh, Phạm Hải Long, Lưu Anh Đức, Nguyễn Thị Bích Liễu, Ngô Thị Hồng Nhung

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư, Trường Đại học Thăng Long năm học 2018 - 2019 và xác định một số yếu tố liên quan.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện với 400 sinh viên năm thứ tư sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi SF12 (12 – item Health Status Survey) theo hình thức phát vấn. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và xử lý bằng SPSS 20.0.

Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của sinh viên là 62,3±18,1. Điểm trung bình về lĩnh vực sức khỏe thể chất là cao nhất (78±25,1), tiếp đến là cảm giác đau cơ thể (74,6±20,6), chức năng vận động (70,8±40,3), cảm xúc (56,7±43,2), sức khoẻ tinh thần (54,2±17,1), sức sống (48,1±22,2), sức khoẻ chung (40,5±22,3). Có 44,8% sinh viên có chất lượng cuộc sống trung bình, 29,3% cao, 23,3% thấp, và 2,8% rất thấp. Sinh viên nữ, có thành tích học tập trung bình trở lên, có bệnh mạn tính, bị ốm/tai nạn, hoặc đã trải qua sự kiện căng thẳng có khả năng có CLCS dưới trung bình cao hơn nhóm sinh viên còn lại.

Khuyến nghị: Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, hỗ trợ tâm lý-xã hội cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và có vấn đề về sức khoẻ tâm thần/bệnh mạn tính, đồng thời lồng ghép nội dung liên quan đến chất lượng cuộc sống trong chương trình học tại cơ sở đạo tạo là hết sức quan trọng và cần thiết.


Từ khóa


Chất lượng cuộc sống (CLCS), sinh viên năm tư, SF12, Trường Đại học Thăng Long

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Muhamed Osman (2013), “Quality of Life among University Students in a Single Malaysian Institute”, Vol. 75, p.165-179.

A. Andre, G. C. Pierre and M. McAndrew (2017), "Quality of Life Among Dental Students: A Survey Study", J Dent Educ. 81(10), tr. 1164-1170.

Mudavath Nayak et al. (2014), "Quality Of Life in Medical Students of Andhra Medical College, Visakhapatnam", International Journal of Health Sciences and Research, p. 39-43.

Y. Zhang et al. (2012), "Quality of life of medical students in China: a study using the WHOQOL-BREF", PLoS One. 7(11), p. e49714.

Ngô Văn Hòa (2013), "Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh Zona đến chất lượng cuộc sống người bệnh", Luận án thạc sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

Dương Huy Lương (2010), "Thực trạng chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại nông thôn miền bắc Việt Nam", Tạp chí Y học thực hành, 4(712), tr. 9-11.

Nguyễn Bích Ngọc (2014), Chất lượng cuộc sống của bệnh ALZHEIMER, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc, Luận án tiến sĩ y học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội

Võ Văn Thắng, Nguyễn Dũng (2014), "Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định", Báo Cộng đồng, tr. 10,11.

Nicholas Marosszeky (2005), Instrument Review - SF-12® Health Survey (Version 1.0) for use in Australia, University of Wollongong Austrualia.

Ware JE, Snow KK, Kosinski M, Gandek B. SF-36 Health Survey manual and interpretation guide. Boston: The Health Institute; 1993.

Ware JE, Kosinski M, Keller SD. SF-36 physical and mental health summary scales: A manual for users of version 1, second edition. Lincoln, RI: QualityMetric Incorporated; 2001.

M. A. Henning et al. (2012), "The quality of life of medical students studying in New Zealand: a comparison with nonmedical students and a general population reference group", Teach Learn Med. 24(4), p. 334-40.

A. Jamali et al. (2013), "Medical students' health-related quality of life: roles of social and behavioural factors", Med Educ. 47(10), p. 1001-12.

E. Rakizadeh, F. Hafezi (2015), "Sense of Coherence as a Predictor of Quality of Life Among Iranian Students Living in Ahvaz", Oman Med J. 30(6), p. 447-54.

Ware J Jr., Kosinski M, Keller SD. A 12-item Short Form Health survey: Construction of scales and preliminary tests of reliability and validity. Med Care 1996;34:220 –233.

J Talamo, A Frater, S Gallivan et al ( 1997). Use of the short form 36 (SF36) for health status measurement in rheumatoid arthritis. Britis

Nuray Oztasan et al. (2015), "Factors associated with health-related quality of life Among University students in Turkey", Mater Sociomed. 2016 Jun; 28(3): 210-214.

Nguyễn Hoàng Long và cộng sự (2014), "Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất đại học Quốc gia Hà Nội", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155). Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Suhair Al-Ghabeesh (2013), "Quality of Life (QOL) among University Students in Jordan: A Descriptive Study", Journal of Education and Practice. 4.

Z. Klemenc-Ketis et al. (2011), "Factors associated with health-related quality of life among university students", Srp Arh Celok Lek. 139(3-4), p. 197-202.

L. McLaughlin, L. J. Hinyard (2014), "The Relationship Between Health-Related Quality of Life and Body Mass Index", West J Nurs Res. 36(8), p. 989-1001.

T. H. Sach et al. (2007), "The relationship between body mass index and health-related quality of life: comparing the EQ-5D, EuroQol VAS and SF-6D", Int J Obes (Lond). 31(1), p. 189-96.