Điều kiện làm việc của công nhân nữ ngành sản xuất da giày tại một số khu công nghiệp ở Việt Nam (Working conditions of female workers in footwear manufacturing industry: A cross-sectional study in industrial zones in Vietnam)
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá điều kiện lao động của công nhân nữ làm việc trong các nhà máy sản xuất da giày, sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp điều tra định lượng trên 767 công nhân nữ (CNN) ở 3 nhà máy sản xuất da giày tại 3 khu công nghiệp, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm định tính với công nhân nữ và các bên liên quan, phân tích số liệu đo kiểm môi trường lao động trong 3 năm (2011-2013) từ 2 công ty sản xuất da giày. Kết quả cho thấy, môi trường lao động ở các cơ sở sản xuất da giày tồn tại các hóa chất với nồng độ cao, nhiều vị trí nồng độ các dung môi hữu cơ như acetone, MEK cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Điều kiện lao động của các công nhân nữ ngành sản xuất da giày còn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe: 43% CNN tiếp xúc với tiếng ồn cao, 42,7% với vi khí hậu nóng, và 39,3% với bụi. Số CNN làm việc trên 8 giờ/ngày chiếm tỉ lệ rất cao (47,3%). CNN ngành sản xuất da giày còn chịu nhiều yếu tố nguy cơ ergonomic bao gồm vận động cổ/ ngón tay liên tục (32,6%); tư thế lao động gò bó (28,2%) và công việc đơn điệu (24%). Nghiên cứu cho thấy cần có các giải pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân nữ ở các nhà máy sản xuất da giày, đặc biệt là các nguy cơ tiếp xúc hóa chất vì các hậu quả lâu dài của loại tiếp xúc này.
English abstract
The study assesses the working conditions of female workers in footwear industry with descriptive cross-sectional design, which combines quantitative survey on 767 female workers in 3 footwear companies in three industrial zones, in-depth interviews and focus group discussions with female workers and other stakeholders and analysing working environment monitoring reports for 3 years (2011-2013) from two footwear companies. High concentrations of chemicals presented in working environment of female workers in shoe manufacturing industry, in many positions the concentrations of organic solvents such as acetone, MEK were many times higher the legal standards. Female workers in footwear factories also reported that they exposed with occupational hazards: 43% of female workers exposure to high level of noise, 42.7% with hot microclimate, and 39.3% with dust. High percentage female workers worked over 8 hours / day (47.3%). Female workers in footwear industry were exposed to many ergonomic hazards including excessive fine-moto movement of wrist and fingers (32.6%); cramped working position (28.2%), monotonous work (24%). This study suggests the need for improving working conditions for female workers in footwear factories, especially the risks of chemical exposures.
Từ khóa
Toàn văn:
Download PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt
Trương Hồng Vân, Nghiên cứu môi truờng lao dộng và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ. 2001, Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
Bộ Y tế, Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT của Bộ truởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 về việc ban hành Hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn, năm (5) nguyên tắc và bảy (07) thông số vệ sinh lao động. 2002, Bộ Y tế.
Mai Tuấn Hưng, Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại công ty cổ phần Giầy Hải Dương năm 2010. 2011, Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
Tổng cục thống kê, Điều tra lao động việc làm quý 1 năm 2015. 2015: Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
Fu H., et al., Cancer mortality among shoe manufacturing workers: an analysis of two cohorts. Occup Environ Med, 1996. 53(6): p. 394-398.
Joseph J. and Hurrell Jr., Psychological job stress, Environmental and Occupational medicine,, in Third Edition, Lippincott – Raven publishers. 1998. p. 905-921.
May O., et al., Shoe manufacturing and solvent exposure in northern Potugal. Appl Occup Environ Hyg, 1999. 14(11): p. 785-790.
Jöckel K.H., et al., Lung cancer risk of workers in shoe manufacture and repair. Am J Ind Med, 2000. 37(6): p. 575-580.
Szadkowska-Stańczyk I., Woźniak H., and Stroszejn-Mrowca G., Health effects of occupational exposure among shoe workers. A review. Med Pr, 2003. 54(1): p. 67-71.