ojs2 has produced an error Message: WARNING: mkdir(): Không đủ quyền truy cập In file: /home/nhvjpiod/public_html/lib/pkp/classes/file/FileManager.inc.php At line: 306 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
ojs2 has produced an error Message: WARNING: assert(): Assertion failed In file: /home/nhvjpiod/public_html/plugins/generic/usageStats/UsageStatsPlugin.inc.php At line: 430 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
Phần mềm Tạp chí mở

Thực trạng sử dụng đồ uống có cồn ở người trưởng thành tại vùng nông thôn thuộc tỉnh Thái Bình và Đồng Tháp năm 2018

Trần Vũ, Nguyễn Tiến Thắng, Hoàng Thế Kỷ, Lê Thị Thanh Hương, Lê Vũ Anh

Tóm tắt


Thông tin chung: Tại Việt Nam, 76% gánh nặng bệnh tật gây ra do bệnh không lây nhiễm (BKLN). Phân tích này nằm trong điều tra các yếu tố nguy cơ của BKLN ở cộng đồng được Hội Y tế Công cộng Việt Nam triển khai tại hai huyện Tiền Hải và Thanh Bình năm 2018.

Phương pháp: Chọn mẫu ngẫu nhiên hai giai đoạn được áp dụng để chọn 809 đối tượng nghiên cứu ở cộng đồng. Điều tra sử dụng phiếu hỏi trong Điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ BKLN (STEPS) tại Việt Nam năm 2015.

Kết quả: Khoảng một phần tư số ĐTNC hiện uống rượu bia. Tỷ lệ uống nhiều, tính trung bình trong một lần uống, lần lượt là 5% và 13,4%; trong khi tỷ lệ uống quá độ lần lượt là 6,9% và 15,6% ở Tiền Hải và Thanh Bình. Khoảng hơn một phần ba số ĐTNC hiện uống đã từng điều khiển phương tiện giao thông trong vòng 2 giờ sau khi uống.

Kết luận: Hành vi sử dụng đồ uống có cồn ở mức nguy cơ, đặc biệt là lái xe sau khi uống, phổ biến ở huyện Tiền Hải và Thanh Bình trong năm 2018.

Từ khóa


Đồ uống có cồn; rượu bia; Thái Bình; Đồng Tháp; Tiền Hải; Thanh Bình

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Tiếng Việt

Bộ Y tế. Điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) ở Việt Nam, 2015. 2016.

Bộ Y tế. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014. 2014.

Tiếng Anh

World Health Organization. Global status report on noncommunicable diseases 2014. Switzeland: World Health Organization; 2014.

GBD Alcohol Collaborators. Alcohol use and burden for 195 countries and territories, 1990-2016: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet. 2018;392(10152):1015-35.

Hoy D, Rao C, Nhung NTT, Marks G, Hoa NP. Risk Factors for Chronic Disease in Viet Nam: A Review of the Literature. Preventing Chronic Disease. 2013;10:E05.

Giang KB, Van Minh H, Allebeck P. Alcohol consumption and household expenditure on alcohol in a rural district in Vietnam. Global health action. 2013;6:18937-.

Pham LH, Au TB, Blizzard L, Truong NB, Schmidt MD, Granger RH, et al. Prevalence of risk factors for non-communicable diseases in the Mekong Delta, Vietnam: results from a STEPS survey. BMC Public Health. 2009;9:291-.

Blizzard CL, Phung HN, Tran MH, Nelson MR, Otahal P, Gall S, et al. Alcohol Consumption in Vietnam, and the Use of ‘Standard Drinks’ to Measure Alcohol Intake. Alcohol and Alcoholism. 2015;51(2):186-95.

Nguyen NP, Passmore J, Tran LT, Luong AM. Role of alcohol in hospitalized road trauma in Viet nam. Traffic Inj Prev. 2013;14(4):329-34.

Tran NT, Bachani AM, Pham VC, Lunnen JC, Jo Y, Passmore J, et al. Drinking and driving in Vietnam: public knowledge, attitudes, and practices. Traffic Injury Prevention. 2012;13 Suppl 1:37-43.

Lincoln M. Alcohol and drinking cultures in Vietnam: A review. Drug and alcohol dependence. 2016;159:1-8.