Thực trạng vi phạm quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại 5 thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam năm 2017

Lê Thị Thanh Hương, Trần Thị Vân Anh

Tóm tắt


Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng vi phạm quy định cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam năm 2017. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả được áp dụng, cỡ mẫu gồm 1.385 điểm bán lẻ thuốc lá tại 5 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ từ tháng 5/2017 đến tháng 11/2017. Số liệu về tình hình vi phạm được ghi nhận qua bảng kiểm quan sát. Tỷ lệ điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm quy định về quảng cáo thuốc lá tại 5 thành phố là 69,9%. Có 82,5%% điểm bán lẻ thuốc lá tại 5 thành phố vi phạm quy định về trưng bày thuốc lá quá 1 bao, 1 tút hoặc 1 hộp của 1 nhãn hiệu thuốc lá và 1,6% điểm bán vi phạm quy định về khuyến mại thuốc lá. Tình trạng quảng cáo, trưng bày và khuyến mại thuốc lá diễn ra phổ biến với tỷ lệ vi phạm cao tại các điểm bán lẻ thuốc lá tại 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Nghiên cứu khuyến nghị cần tăng cường thực thi nghiêm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá tại điểm bán lẻ.

Từ khóa


quảng cáo; khuyến mại; thuốc lá; điểm bán lẻ; 5 thành phố; Việt Nam; 2017

Toàn văn:

PDF

##submission.citations##


Tiếng Việt

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá số 09/2012/QH13.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2012.

Tiếng Anh

SEATCA (2008). The story of points of sale in the Philippines, Thailand and Vietnam [Online]. Bangkok: Southeast Asia Tobacco Control Alliance 2008.

Cumming KM, Sciandra R, Lawrence J. Tobacco Advertising in Retail Stores (1991). Public Health Rep. 1991;106:570-575.

Jallow IK, Britton J, Langley T (2018). Prevalence and Determinants of Susceptibility to Tobacco Smoking among Students in The Gambia. Nicotine Tob Res. 2018;nty128:10.1093.

Spanopoulos D, Britton J, McNeill A, Ratschen E, Szatkowski L (2014). Tobacco display and brand communication at the point of sale: implications for adolescent smoking behaviour. Tob Control. 23(1):64-69.

Pierce, J.P et al. (1998), "Tobacco industry promotion of cigarettes and adolescent smoking", JAMA: the Journal of the American Medical Association, 279 (7): 511-515.

Laverty AA, Vamos EP, Millett C, Chang KC, Filippidis FT, Hopkinson NS (2018). Child awareness of and access to cigarettes: impacts of the point-of-sale display ban in England. Tob Control. 2018;pii:tobaccocontrol-2018-054511.

Huong, LTT et al. (2016). Violations of bans on tobacco advertising and promotion at points of sale in Viet Nam: Trend from 2009-2015. Asian Pac J Cancer Pre, Vol 17. Tobacco Prevention and Control in Viet Nam Supplement 2016, page 91-96

Chaloupka, FJ (2006), Tobacco Addiction: Tobacco controls coulds save 3 million lives a year by 2030, Disease control priorities project.11. Saffer, H (2000), Tobacco advertising and promotion., Tobacco control in developing countries, Oxford University Press, New York

Saffer, H (2000), Tobacco advertising and promotion., Tobacco control in developing countries, Oxford University Press, New York.