Sàng lọc trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan tại phường Ô Chợ Dừa quận Đống Đa, Hà Nội, năm 2016

Hoài Bàng Thị, Hoa Đinh Thị Phương, Hòa Trương Hữu, Ngọc Nguyễn Thị Bích, Hiền Hồ Thị

Tóm tắt


Nghiên cứu cắt ngang trên 235 bà mẹ sau sinh có con trong giai đoạn 4-12 tuần tuổi trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016 trên địa bàn phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Phỏng vấn trực tiếp và phát vấn bà mẹ để tìm hiểu thực trạng trầm cảm sau sinh sử dụng thang đo chuẩn hóa EPDS và mô tả một số yếu tố liên quan. Các kỹ thuật phân tích đơn biến và mô hình hồi quy đa biến được sử dụng. Kết quả cho thấy tỷ lệ tương đối cao bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh (TCSS), chiếm 30,2%. Có 4 yếu tố có mối liên quan với tình trạng TCSS. Trong đó, yếu tố bảo vệ bà mẹ khỏi nguy cơ trầm cảm là: có hỗ trợ chăm sóc bé từ người thân trong gia đình vào ban ngày (OR= 3,8). Các yếu tố liên quan đến TCSS là: gặp khó khăn khi cho bé ăn (OR= 3,6), mối quan hệ của hai vợ chồng không tốt (OR= 3,3), áp lực tâm lý liên quan đến giới tính của con (OR= 3,1).

Nghiên cứu cho thấy cần tăng cường hỗ trợ về công việc và tâm lý cho bà mẹ sau sinh, bên cạnh đó đấy mạnh tuyên truyền nhằm giảm áp lực tâm lý liên quan đến giới tính của thai nhi đối với các bà mẹ.


Từ khóa


trầm cảm, yếu tố liên quan, phụ nữ, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Lê Tống Giang (2010), "Giá tri, độ tin cậy của thang đo trầm cảm rút gọn (CES-D) và thang đo trầm cảm sau sinh EDINBURGH (EPDS) của phụ nữ sau sinh tại Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam", Tạp chí y học dự phòng, 5(165), tr. 414-423.

Nguyễn Thị Bích Huệ (2012), Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến hành vi lựa chọn giới tính tại huyện Tiên Du- Bắc Ninh năm 2012, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y tế Công cộng.

Nguyễn Thị Như Ngọc (2000), "Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ Việt Nam đến sinh tại bệnh viện Hùng Vương", Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học

Bệnh viên Hùng Vương.

Phạm Ngọc Thanh và Phan Thị Yến Trinh (2010), "Trầm cảm ở bà mẹ có con sinh non đang nằm tại khoa sơ sinh-Bệnh viện Nhi Đồng I", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 3(15), tr. 70-75.

Nguyễn Bích Thủy (2013), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của phụ nữ sau sinh ở hai phường của quận Hà Đông- Hà Nội năm 2013, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Y tế Công cộng.

Tiếng Anh

A.Bener (2012), "A Study of postpartum depression in a fast developing country: prevalence factors", Int J Psychiatry Med, 43(4), tr. 325-337.

Boyce (1992), "Increased risk of pospartum depression after emergency caesarean section", Med.J.Aus, 157, tr. 172-174.

C.l.Denis và D.Creedy Psychosocial and psychological interventions for preventing postpartum depression (Review), truy cập ngày 31/10/2015., tại trang web http://apps.who.int/rhl/reviews/CD001134.pdf

J Cox và J Holden (2003), "Perinatal Mental Health: A Guide to the Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS)", London: Gaskell.

C. Neill Epperson và M.D (1999), "Postpartum Major Depression: Detection and Treatment", American Family Physician.

Lovejoy MC và các cộng sự. (2000), "Menternal depression and parenting behavior: a meta- analyticreview", Clinical Psychology Review, 20, tr. 561-592.

Moses-Kolko và Eydie and Erika Kraus Roth (2004), "Antepartum and Postpartum Depression: Healthy mom, healthy baby", Journal of the American Medical Women’s Association, 59, tr. 181-191.

P.Klainin và D.G.Arthur (2009), "Postpartum Depression in Asian cultures: a literature review", Int J Nurs Stud,, 46(10), tr. 1355-1373.

Donna E. Stewart và các cộng sự. (2003), Postpartum depression: Literature review of risk factors and interventions, truy cập ngày 20/09/2015, tại trang web www.who.int/entity/mental_health/prevetion/suicide/lit_review_postpartum_depression.