Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2016
Tóm tắt
Thiếu máu trong thời gian mang thai là một trong các yếu tố quan trọng gây bệnh tật, tử vong cho người mẹ và trẻ sơ sinh. Đánh giá thiếu máu ở phụ nữ mang thai nhằm có cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xác định tỷ lệ, mức độ và phân bố tình trạng thiếu máu ở PNMT tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 536 PNMT từ 12/2015 - 06/2016. Lấy máu xét nghiệm để đo nồng độ Hb và sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc phỏng vấn trực tiếp PNMT.
Kết quả cho tỷ lệ thiếu máu chung ở PNMT là 27,2%, trong đó 80,1% là thiếu máu nhẹ và 19,9% thiếu máu vừa. Tỷ lệ thiếu máu ở vùng núi (32,4%) cao hơn vùng đồng bằng và ven biển. Tỷ lệ thiếu máu rất cao ở phụ nữ dân tộc Vân kiều (41,9%); làm nương, rẫy (41%); có từ 3 con trở lên (38%); phụ nữ nghèo (36,1%), phụ nữ >35 tuổi (31,6%); và phụ nữ không biết chữ (31,7%). Can thiệp phòng chống thiếu máu cần dành ưu tiên đặc biệt cho các đối tượng nàyTừ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt:
Phan Thị Ngọc Bích (2008), Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Phụ sản, Trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ Y tế (2015), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Y học, Hà Nội.
Lê Minh Chính (2010), Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên.
Nguyễn Văn Hòa và các cộng sự. (2013), "Kiến thức về phòng chống thiếu máu ở PNCT và cho con bú tại TP Huế", Tạp chí Y học thực hành(911).
Lê Thị Hợp và Lê Danh Tuyên (2010), Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng, Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010, Viện Dinh dưỡng, Nxb Y học, Hà Nội, 72-73.
Trần Xuân Mai và các cộng sự. (2010), Ký sinh trùng y học, Nxb Y học.
Nguyễn Xuân Ninh và các cộng sự. (2012), Tình trạng thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ em và phụ nữ tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009, Kỷ yếu Hội nghị Mê kông Sante lần thứ 3, Hà Nội, tr. 110.
Võ Thị Thu Nguyệt và các cộng sự. (2008), "Khảo sát tình trạng thiếu sắt trong 3 tháng nữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 12(1), tr. 162-170.
Đặng Oanh và các cộng sự. (2009), "Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk, năm 2008", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm 5(2), tr. 24-31.
Huỳnh Nam Phương và Trần Thị Giáng Hương (2013), "Thực trạng kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ mang thai dân tộc Mường ở Hoà Bình", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 9(1), tr. 1-7.
Nguyễn Nhật Quang (2012), Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở PNMT tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Đan Thanh (2010), Tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ 3 tháng đấu thai kỳ và các yếu tố liến quan tại tỉnh Bạc Liêu, Luận án chuyên khoa 2 chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. .
TTYTDP huyện Lệ Thủy (2015), Báo cáo công tác phòng chống sốt rét 9 tháng đầu năm 2015 của TTYTDP Lệ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.
TTYTDP huyện Lệ Thủy (2015), Hoạt động chăm sóc bà mẹ và tình hình sức khỏe trẻ em, Lệ Thủy, Quảng Bình.
UNICEF (2009), Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, Tình trạng trẻ em trên thế giới.
UNICEF (2014), Báo cáo khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã tỉnh Điện Biên 2013, Điện Biên.
Tiếng Anh:
F.I. Buseri et al. (2008), "Prevalence and risk factors of anemia among pregnant women in Nigeria", The Open Hematology Journal. 2, pg. 14-19.
Sant R. Pasricha, Sonia R. Caruana and Tran Q. Phuc (2008), "Anemia, Iron Deficiency, Meat Consumption, and Hookworm Infection in Women of Reproductive Age In Northwest Vietnam", Am.J.Trop. Med. Hy. 78(3), pg. 375-381.
WHO (2008), WHO Global Database on Anaemia, Worldwide prevalence of anaemia 1993-2005