Hoạt động thể lực của sinh viên hệ cử nhân dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội

Hằng Đăng Thị Thu, Quỳnh Tạ Thị Như, Hà Nguyễn Thị Hải, Ngọc Đặng Bảo, Minh Trần Công, Dũng Nguyễn Quang

Tóm tắt


Mục tiêu: Mô tả hoạt động thể lực (HĐTL) của sinh viên cử nhân dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội. Phương pháp: 96 sinh viên được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi GPAQ (Global Physical Activity Questionnaire). Sử dụng ngưỡng ≥ 600 MET-phút/tuần để xác định tỷ lệ đối tượng đạt khuyến nghị về HĐTL của WHO. Kết quả: 71,9% sinh viên có mức HĐTL đạt khuyến nghị tối thiểu về HĐTL của WHO, thời gian hoạt động tĩnh tại xấp xỉ 10 giờ/ngày. Tỷ lệ sinh viên có mức HĐTL cao là 17,7%, trung bình là 42,7% và thấp là 39,6%. Kết luận: Tỷ lệ sinh viên đạt mức khuyến nghị HĐTL của WHO khá cao, hoạt động tĩnh tại của sinh viên chiếm phần lớn thời gian trong ngày. 

Từ khóa


Hoạt động thể lực, sinh viên, cử nhân dinh dưỡng, thời gian tĩnh tại, bộ câu hỏi hoạt động thể lực toàn cầu.

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Bộ Y tế Việt Nam, nhóm đối tác y tế (2016). Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015. Trong: Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015. Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Nhà xuất bản Y học Hà Nội: 36-138.

Nguyễn Văn Hội (2009). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y2 trường Đại học Y Hà Nội năm 2009. Luận văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội.

Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái. (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam. Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam,8;(81):50-60.

Tiếng Anh

Bui TV, Blizzard CL, Luong KN, Truong Nle V, Tran BQ, Otahal P, Srikanth V, Nelson MR, Au TB, Ha ST, Phung HN, Tran MH, Callisaya M, Gall S (2015). Physical Activity in Vietnam: Estimates and Measurement Issues. Plos one;10(10):1-14.

Matthews CE, Chen KY, Freedson PS, et al (2008). Amount of time in sedentary behaviors in the United States, 2003-2004. Am J Epidemiol;167(7):875-81.

Owen N, Healy GN, Matthews CE, Dunstan DW (2010). Too much sitting: the population health science of sedentary behavior. Exerc Sport Sci Rev;38(3):105-13.

Owen N, Sparling PB, Healy GN, Dunstan DW, Matthews CE (2010). Sedentary behavior: emerging evidence for a new health risk. Mayo Clin Proc;85(12):1138-41.

Rajappan R, Selvaganapathy K, Liew L (2015). Physical activity level among university students. International Journal of Physiotherapy and Research,3(6):1336-43.

Trinh OT, Nguyen ND, Dibley MJ, Phongsavan P, Bauman AE. The prevalence and correlates of physical inactivity among adults in Ho Chi Minh City. BMC Public Health 2008;(8):204.

World Health Organization (2010). Global Recommendations on Physical Activity for Health.

World Health Organization (2002). Global Physical Activity Questionnaire (GPAQ). Analysis guide.