Đánh giá nguy cơ tiêu chảy do vi sinh vật khi tiếp xúc với phân và nước thải sử dụng trong nông nghiệp tại Tỉnh Hà Nam (Assessment of diarrhea risk by microorganisms in wastewater and excreta used in agriculture in Hanam)

Nguyễn Công Khương, Trần Hữu Bích, Phạm Đức Phúc, Nguyễn Việt Hùng

Tóm tắt


Nước thải và phân người đang được sử dụng rộng rãi ở một số vùng ở Việt Nam cho hoạt động nông nghiệp và nuôi cá. Tuy nhiên việc này có nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe của những người lao động trực tiếp phơi nhiễm với phân và nước thải. Nghiên cứu này tìm hiểu nguy cơ mắc tiêu chảy của người dân do Escherichia coli, Giardia lamblia và Cryptosporidium parvum khi sử dụng phân và nước thải trong sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật.

Kết quả điều tra 102 mẫu nước bề mặt, 5 mẫu phân ủ sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và điều tra tình trạng phơi nhiễm của 235 người tham gia trong độ tuổi lao động từ 16 – 65 tại xã Hoàng Tây và Nhật Tân huyện Kim Bảng, Hà Nam cho thấy số lượng E. coli  từ 14. 105 – 2.107 MPN/100 mL, số lượng G. lamblia là 8 - 571 bào nang/100 mL và C. parvum là 19 - 707/100 mL. Nguy cơ tiêu chảy do E. coli từ 2,8.10-5 – 1,1.10-2/người/năm, do G. lamblia từ 1,1.10-3 – 2,1.10-1/người/năm và do C. parvum là 3,3.10-3 – 6,1.10-2/người/năm. Mức nguy cơ tiêu chảy do E. coli có thể cao gấp 11 lần, do G. lamblia cao gấp 210 lần và do C. parvum gấp khoảng 3 lần so với mức nguy cơ chấp nhận được của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với các vi sinh vật là 10-4 – 10-3/người/năm.

Nghiên cứu đã áp dụng thành công cách tiếp cận mới đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh và xác định được sự ô nhiễm nước bề mặt do E. coli và các kí sinh trùng đơn bào cũng như những nguy cơ mà chúng gây ra vượt chỉ định của WHO.

English abstract

Wastewater and human excreta are widely used for aquaculture and agriculture in many regions of Vietnam. However, this practice poses potential health risk to farmers who are directly exposed to wastewater and human excreta. This study investigates the risk of diarrhea caused by Escherichia coli, Giardia lamblia and Cryptosporidium parvum when using wastewater and human excreta in agriculture using Quantitative Microbial Risk Assessment (QMRA).

The analysis of 102 surface water samples, 5 samples of composted excreta used for agriculture and the assessment of exposure of 235 farmers (aged 16 - 65) from Kim Bng district, Hà Nam were conducted. The number of E.coli was 1.4.105 – 2.107 MPN/100 mL, the number of G. lamblia 8 - 571 oocysts/100 mL and C. parvum 9 – 707 oocysts/100 mL. The risk of diarrhoea caused by E. coli was 2.8.10-5 – 1.1.10-2/person/year, by G. lamblia is 1.1.10-3 – 2.1.10-1/person/year and by C. parvum is 3.3.10-3 – 6,1.10-2/person/year. The risk of diarrhea caused by E. coli is 11 times, by G. lamblia 210 times, and by C. parvum 3 times higher than the acceptable risks proposed by WHO to microorganisms at 10-4 – 10-3/person/year.

The study has successfully applied the QMRA in assessing health risk due to surface water pollution by E. coli and potozoas and the risks they posed to human health. 


Từ khóa


Đánh giá nguy cơ; QMRA; nước thải; phân; tái sử dụng; Risk assessment; QMRA; wastewater; excreta; reuse

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Benenson A.S. (1995), Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ-Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, Báo cáo môi trường Quốc gia, Hà Nội.

Bộ Y tế (2006), Niên giám thống kê các bệnh truyền nhiễm, Hà Nội.

Issebalcher,et al (1999), Các nguyên lý Y học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

UBND xã Hoàng Tây (2008), Báo cáo kết quả sự nghiệp y tế năm 2008, Hoàng Tây - Kim Bảng - Hà Nam.

UBND xã Nhật Tân (2008), Báo cáo kết quả sự nghiệp y tế năm 2008, Nhật Tân - Kim Bảng - Hà Nam.

Viện YHLD & VSMT (2002), Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

Ayres R.M., Mara D.D. (1996), Analysis of Wastewater for Use in Agriculture - A Laboratory Manual of Parasitological and Bacteriological Techniques, World Health Organization, Geneva.

Duch Aleix Ferrer (2008), Health risks related to wastewater reuse in Thailand using quantitative microbial risk assessment (QMRA), University of Basel, Switzerland.

Dupont H.L. et al (1995), "The infectivity of Cryptosporidium parvum in healthy volunteers", New England Journal of Medicine, 332pp. 855–859.

Hass C.N., Rose J.B., Gerba C.P. (1999), Quantitative microbial risk assessment, Printed in the USA, New York.

Mara Duncan, Horan Nigel (2003), Handbook of Water and Wastewater Microbiology, ELSEVIER Academic Press, London.

Ottoson Jakob, Stenstrom Thor Axel (2003), "Faecal contamination of greywater and associated microbial risks", Water Research, 37pp. 645-655.

Phung Dac Cam,et al (2007), Protozoan parasites in Vietnam - Food safety and human health aspects, National Institute of Hygiene and Epidemiology, Hanoi.

WHO (1990), Children and environment. The state of the environment, New York

WHO (2006), Guidelines for the safe use of wastewater, excreta and greywater - Wastewater and excreta use in aquaculture, World Health Organization, Geneva.

WHO (2004), Guidelines for Drinking - Water Quality, World Health Orgnization, Geneva.

WHO (2006), Guidelines for the safe use of wastewater, excreta and greywater - Excreta and greywater use in agriculture, World Health Organization, Geneva.

Yajima A., Kurokura H. (2008), "Microbial Risk Assessment of livestock-intergrated aquacuture and fish handling in Vietnam", Japanese Society of Fisheries Science, (74), pp. 1062-1068.

Yajima Aya (2005), Comparative health impact asessment on fecal sludge management practices: A case study of Klong Luang municipality, Thailand, Asian Institute of Technology School of Environment, Resources and Development, Bangkok.