Thay đổi tỷ lệ và tần xuất mắc bệnh hô hấp trên và nồng độ miễn dịch IgA trên trẻ 24-47 tháng tuổi sau 3 tháng sử dụng sữa chua uống men sống (Change in the incidence rate and frequency of upper respiratory infection and levels of IgA in children 24-47 months of age after 3 months of using yogurt)

Cao Thị Thu Hương, Trương Tuyết Mai

Tóm tắt


Mục tiêu:  Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của sữa chua uống men sống chứa chủng Lactobacillus paracasei lên sự thay đổi chỉ số miễn dịch IgA, tỷlệ và tần xuất mắc bệnh nhiềm khuẩn hô hấp trên ở trẻ 24-47 tháng tuổi sau 3 tháng can thiệp tại 4 xã thuộc huyện Đông Hưng, Thái Bình. Đối tượng và phương pháp: 405 trẻ 24-47 tháng tuổi khỏe mạnh được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm can thiệp được uống 1 ống sữa chua men sống (65 mL)/ngày trong 3 tháng, nhóm chứng thực hiện chế độ ăn bình thường và không sử dụng sữa chua men sống. Các trẻ trong nghiên cứu được đánh giá trước và sau can thiệp về chỉ số IgA huyết thanh, được theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ trong 3 tháng can thiệp. Kết quả: Sau 3 tháng, nhóm can thiệp có tỷ lệ trẻ bị ho; tỷ lệ trẻ bị sốt đều thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên với tần xuất >2 lần trong 3 tháng ở nhóm chứng cao hơn so với nhóm can thiệp (p<0,05). Sau 3 tháng, nồng độ IgA của nhóm can thiệp tăng từ 79,35 mg/dL lên 99,63 mg/dL, có mức tăng cao hơn so với nhóm chứng (từ 77,53 mg/dL tăng lên 94,12 mg/dL) (p<0,01). Tại thời điểm sau 3 tháng, nồng độ IgA của nhóm can thiệp có xu hướng cao hơn nhóm chứng, tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p=0,097. Kết luận: Sử dụng sữa chua uống men sống chủng Lactobacillus paracaseihàng ngày trong 3 tháng đã giảm tỷ lệ và tần xuất mắc bệnh hô hấp trên, có xu hướng cải thiện nồng độ miễn dịch IgA ở trẻ 24-47 tháng tuổi.

English abstract:

Objective: A community-based intervention study was carried out to assess the effect of using yogurt containing Lactobacillus paracasei to change in IgA level, frequency and incidence rate of upper respiratory infections in children 24-47 months of age after 3 months of intervention in 4 communes of Dong Hung district, Thai Binh province. Subjects and Methods: 405 healthy children, 24-47 months of age, were randomly divided into two groups. The intervention group members were given one bottle of yogurt (65 mL)/day for 3 months while the control group members did not use yogurt. The children were evaluated before and after the intervention on serum IgA level, and respiratory infections status monitoring through 3 months of intervention. Results: After 3 months, the rates of cough and fever in the intervention group were lower than those of the control group. The incidence of upper respiratory infections with frequency > 2 times in 3 months in the control group was higher in the control group (p <0.05). After 3 months, the concentration of IgA of the intervention group increased from 79.35 mg/dL to 99.63 mg/dL, which was higher in comparison with the control group (from 77.53 mg/dL increased to 94.12 mg/dL) (p <0.01). After 3 months of intervention, the concentration of IgA of the intervention group had a tendency of being higher than that in the control group, but the difference was not statistically significant, with p = 0.097. Conclusion: Use of yogurt with Lactobacillus paracasei daily in three months contributed to the decreasing in the incidence rate and frequency of upper respiratory diseases, and tended to improve the IgA concentration in children 24-47 months of age.


Từ khóa


Sữa chua uống men sống; Lactobacillus paracasei; nhiễm khuẩn hô hấp trên; nồng độ IgA; yogurt; Lactobacillus paracasei; upper respiratory infections; levels of IgA

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Black RE, Morris SS, Bryce J. Where and why are 10 million children dying every year? Lancet. 2003, 28;361(9376):2226-34.

WHO (2010). Global action plan for prevention and control of pneumonia

Dang Nhu Phon, Nguyen Van Tap (2010). Acute respiratory infections in children of pre-schools in Hue city. J of Science, Hue University, 61: 33-338.

Weizman Z, Asli G, Alsheikh A(2005). Effect of a probiotic infant formula on infections in child care centers: comparison of two probiotic agents. Pediatrics, 115(1):5-9.

Sazawal S, Dhingra U, Hiremath G, Sarkar A, Dhingra P, Dutta A, Verma P, Menon VP, Black RE (2010). Prebiotic and probiotic fortified milk in prevention of morbidities among children: community-based, randomized, double-blind, controlled trial. PLoS One, 5(8):e12164.

Marranzino G, Villena J, Salva S, Alvarez S (2012). Stimulation of macrophages by immunobiotic Lactobacillus strains: influence beyond the intestinal tract. Microbiol Immunol, 56(11):771-81.

Rizzardini G, Eskesen D, Calder PC, Capetti A, Jespersen L, Clerici M (2012). Evaluation of the immune benefits of two probiotic strains Bifidobacterium animalis ssp. lactis, BB-12® and Lactobacillus paracasei ssp. paracasei, L. casei 431® in an influenza vaccination model: a randomised, double-blind, placebo-controlled study. Br J Nutr, 107(6):876-84.

Christensen HR, Larsen CN, Kaestel P, Rosholm LB, Sternberg C, Michaelsen KF, Frøkiaer H (2006). Immunomodulating potential of supplementation with probiotics: a dose-response study in healthy young adults. FEMS Immunol Med Microbiol, 47(3):380-90.

de Vrese M, Rautenberg P, Laue C, Koopmans M, Herremans T, Schrezenmeir J (2005). Probiotic bacteria stimulate virus-specific neutralizing antibodies following a booster polio vaccination. Eur J Nutr, 44(7):406-13..

Sazawal S, Dhingra U, Hiremath G, Sarkar A, Dhingra P, Dutta A, Menon VP, Black RE (2010). Effects of Bifidobacterium lactis HN019 and prebiotic oligosaccharide added to milk on iron status, anemia, and growth among children 1 to 4 years old. J Pediatr Gastroenterol Nutr, 51(3):341-6.

Lomax AR, Calder PC (2009). Probiotics, immune function, infection and inflammation: a review of the evidence from studies conducted in humans. Curr Pharm Des, 15(13):1428-518.