Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014 (The stress situation of nurses and midwives at Da Nang Hospital for Women and Children in 2014)
Tóm tắt
Điều dưỡng và hộ sinh tại các bệnh viện thường phải làm việc cả ngày lẫn đêm để phục vụ cho nhu cầu của người bệnh, phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, bệnh tật và tử vong của người bệnh… Chính vì vậy, nghề điều dưỡng được phân loại là dễ gây ra stress nghề nghiệp. Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định tình trạng stress và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng, hộ sinh bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang với sự tham gia của 370 điều dưỡng, hộ sinh. Bộ câu hỏi tự điền gồm 02 phần chính: thang đo DASS 21 của Lovibond; phần câu hỏi các yếu tố liên quan với tình trạng stress. Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data và phân tích bằng SPSS. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có biểu hiện stress từ mức độ nhẹ đến rất nặng là 18,1%. Phân tích hồi quy logistic đa biến xác định 03 yếu tố liên quan tới stress là mức độ ổn định công việc, diện tích nơi làm việc, quan hệ với cấp trên. Để giảm nguy cơ bị stress cho điều dưỡng, bệnh viện cần sắp xếp để nhân viên có công việc ổn định, bó trí diện tích làm việc của nhân viên rộng rãi hơn, tăng cường giao lưu giữa cấp trên với nhân viên thông qua các hoạt động giám sát hỗ trợ và các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
English abstract:
As health care providers, nurses and midwives in hospital are obliged to word during day and night to cater for needs of sick people, face with many risks of infection, negative reaction of the patient and patient’s family, patient’s death. Therefore, the nursing profession is increasingly characterized by occupational stress. This study aims to identify the stress situation and associated factors of nurses and midwives at Da Nang hospital for women and children in 2014. A cross-sectional survey was conducted with the participation of 370 nurses and midwives. The questionnaire included 2 ,ain parts: Lovibond’s DASS 21 scale and associates factors. The data was entered by Epi Data and analyzed by SPSS. The prevalence of regular stress of subject was 18.1%. Multivariate logistic regression and analysis identified 3 factors associated with stress including the degree of job stability, the area of workplace, relations with leaders. To solve this, hospital should have suitable plans to help workers who have been suffering from stress by some activities, such as: arranging the stable job for workers, allocating work area of employee with more space, increasing communication among medical staff together through the supportive activities and extracurricular meetings.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt
Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng (2013), Báo cáo số 360/BC-BVPSNDN ngày 09/08/2013 về hoạt động bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng qua 03 năm, Đà Nẵng.
Bộ Y tế (2012), Gánh nặng tâm thần lao động, Sức khỏe nghề nghiệp-Sách đào tạo Bác sỹ chuyên khoa Định hướng Y học dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.82-91.
Đặng Hoàng Minh (2007), Can thiệp về phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, truy cập ngày 10/11/2013, tại trang web: http://www.slideshare.net/foreman/can-thiep-v-phng-nga-cc-van-de-suc-khoe-tinh-than-tre-em-vn.
Đậu Thị Tuyết (2012), Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan, Luận văn tahcj sĩ quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân và Trần Trúc Linh (2008), “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr.216-220.
Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thai stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
Tiếng Anh
Christins Ouzouni, Nakakis Konstantnos (2008), “Factors influencing sress and job satisfaction of nurses working in psychiatric units: a research review”, Health Science Journal, vol 2 (4).
Centers for Disease Control and Prevention National Institute for Occupational Safety and Health (2008), Exposure to stress occupational Hazards in Hospital, NIOSH Publisher, 15p.
Thach Duc Chan, Tuan Chan, Jane Fisher (2013), “Validation of the depression anxiety stress scales (DASS 21) as a screening instrument for the depression and anxiety in rural community-based cohort of northern Vietnamese women”, BMC Psychiatry, 13:23.
Tom Cox, Amanda Griffiths (1996), “Work-relates stress in nursing: Controlling the risk to health”, Center for Organizational Health and Development-University of Nottingham.
Yassen Al-Hussein, Ahmed Moshirf Al-Mteiwty (2007), “Point prevalence of Depression, Anxiety and Stress among nurses and papa-medical staff in teaching hospital in Mosul”, accessed 10/12/2013, at: http://www.iasj.net/iasj?func=fulltext&aId=30349