Khác biệt về giới và những thiếu hụt về kiến thức sức khoẻ sinh sản & tình dục an toàn của học sinh bậc trung học phổ thông (Gender differences and the knowledge gap of high school students about reproductive health & safe sex)
Tóm tắt
Kết quả nghiên cứu được rút ra từ điều tra chọn mẫu được tiến hành tại trường trung học phổ thông (THPT) Lạng Giang 1 – tỉnh Bắc Giang tháng 5 năm 2014. Nghiên cứu hướng tới tìm hiểu về những thiếu hụt kiến thức của học sinh bậc THPT về sức khoẻ sinh sản (SKSS), tình dục an toàn, đặc biệt là sự khác biệt về giới đối với những thiếu hụt kiến thức nói trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh bậc THPT bước đầu nắm được các kiến thức cơ bản về chủ đề này, tuy nhiên họ lại chưa có những hiểu biết chính xác và sâu sắc, cụ thể như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thời điểm bạn nữ dễ mang thai, ảnh hưởng của nạo phá thai. Ngoài ra còn nhiều học sinh, trong đó bao gồm cả học sinh nam chưa nắm được thông tin chính xác về thời điểm sử dụng bao cao su nếu có quan hệ tình dục và nhiều học sinh nữ còn chủ quan về khả năng mang thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên mà không dùng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Tỉ lệ học sinh nam biết đến các biện pháp tránh thai phổ biến như BCS và thuốc tránh thai thấp hơn so với nữ giới (p<0,05). Nam giới có xu hướng ủng hộ QHTD trước hôn nhân cao hơn nhưng họ lại là nhóm ít biết đến các hệ quả có thể gặp phải của nạo phá thai so với nhóm học sinh nữ (p<0,05). Kết quả nghiên cứu đưa ra những gợi ý về sự cần thiết phải bổ sung các kiến thức còn thiếu về SKSS, tình dục an toàn trong các chiến lược giáo dục truyền thông đối với học sinh bậc THPT trong giai đoạn tới.
English abstract:
Study was conducted at Lang Giang high school 1, Bac Giang province in May 2014. The objectives were to identify the gap in the knowledge of reproductive health & safe sex among high school students and the differences between male and female students in understanding different aspects of this area. The results showed that high school students were initially aware and knew some surface information of reproductive health and safe sex, but significant proportion of them were lack of in depth knowledge on this area such as lack of knowledge and information on different STDs, easy time for female to be pregnant and side effects of abortion. Many students including male ones did not know correctly how to use condom when having sexual intercourse, and many female students were still doubt or did not believe on the possibility of having pregnancy after having the first sexual intercourse without any protecting methods. In addition, the propotion of male students knew about popular contraceptive methods such as condom and pill was lower than female students (p<0,05). There was higher proportion of male students supported for having sex before marriage but female students knew on the side effects of abortion better than male ones (p<0,05). The implication of this study was to provide suggestions on the reviewing and revising the education and communication strategy with the main focuses on providing and communicating on in depth knowledge and information of reproductive health and safe sex as well as to fulfill the gap of their knowledge on this area that is necessary and suitable for male and female students.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Bộ Y tế (2006), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam: Báo cáo chuyên đề: Một số vấn đề sức khỏe tình dục và sinh sản của vị thành niên và thanh niên Việt Nam.
Bộ Y tế (2006), Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010. Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 20/12/2015, tại trang web: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=14&mode=detail&document_id=149824.
Đào Xuân Dũng (2010), Dậy thì – Sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam. Báo cáo chuyên đề, điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2. Tổng cục Dân số - KHHGĐ.
Nguyễn Thanh Hương, Hoàng Khánh Chi (2008), Sức khoẻ sinh sản và tình dục của vị thành niên và thanh niên Việt Nam: Tình hình và các chính sách. Tạp chí Y tế công cộng, số 10, 2008.
Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Mỹ Hương, và các cộng sự (1999), Khảo sát, đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến SKSS.
Nguyễn Linh Khiếu, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương Thảo (2003), Gia đình trong giáo dục sức khỏe sinh sản VTN, NXB KHXH, 2003
Lê Ngọc Lân (2007), Vai trò giới trong nhận thức về và chăm sóc SKSS, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới số 5, 2007.
Nguyễn Minh Linh (2004), Vấn đề SKSS VTN ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 6, tháng 3 năm 2004.
Quan Lệ Nga, Khuất Thu Hồng, Trần Thành Đô (1996), Sức khỏe sinh sản vị thành niên” điều tra cơ bản tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình.
Nguyễn Thị Thiềng và Lưu Bích Ngọc (2007), Sự khác biệt trong hiểu biết về các nội dung sức khỏe sinh sản/tình dục của thanh thiếu niên tại các vùng can thiệp của chương trình RHIYA Việt Nam, tạp chí dân số phát triển, số 3 (72).
ICPD (1994), International Conference on Population and Development (ICPD). Programme of Action. New York, United Nations Population Division, Department for Economic and Social Information and Policy Analysis.