ojs2 has produced an error Message: WARNING: mkdir(): Không đủ quyền truy cập In file: /home/nhvjpiod/public_html/lib/pkp/classes/file/FileManager.inc.php At line: 306 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
ojs2 has produced an error Message: WARNING: assert(): Assertion failed In file: /home/nhvjpiod/public_html/plugins/generic/usageStats/UsageStatsPlugin.inc.php At line: 430 Stacktrace: Server info: OS: Linux PHP Version: 5.6.40 Apache Version: N/A DB Driver: mysql DB server version: 10.5.25-MariaDB
Phần mềm Tạp chí mở

Hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại cộng đồng sử dụng phương pháp VIA và PAP ở phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi tại Bắc Ninh và Cần Thơ, 2013 (Diagnostic value of Cervical Cancer Screening using VIA and Pap Smear methods for women aged from 30 to 65 in Bac Ninh and Can Tho, 2013)

Trần Thị Đức Hạnh, Lê Tự Hoàng, Nguyễn Thùy Linh, Vũ Thị Hoàng Lan, Bùi Thị Thu Hà

Tóm tắt


Đặt vấn đề: Có nhiều biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung (UTCTC) được khuyến nghị cho cộng đồng. Tuy nhiên tính hiệu quả của chúng vẫn là một câu hỏi cần nghiên cứu tại Việt Nam. Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại cộng đồng sử dụng phương pháp VIA và PAP ở phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi tại Bắc Ninh và Cần Thơ, 2013” được tiến hành nhằm: (1) Xác định tỷ lệ các loại tổn thương UTCTC bằng VIA và PAP (2) So sanh hiệu quả của 2 biện pháp trong sàng lọc tiền UT/UTCTC tại cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: Các phụ nữ tham gia nghiên cứu cắt ngang được hỏi thông tin về nhân khẩu học, tiền sử viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, được khám và lấy maux xét nghiệm VIA, PAP và sinh thiết mô bệnh học. Kết quả: Trong tổng số 1945 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng có kết quả VIA dương tính là 8,1%, tỷ lệ đối tượng có kết quả PAP dương tính là 6,1%. Nếu quy định tổn thương cổ tử cung từ nặng hơn hoặc bằng CIN1 là bất thường, cả VIA và PAP đều có độ nhạy cao tương úng là 85,71% (KTC 95%: 65,36-95,02) và 90,47% (KTC 95%: 71,09-97,35) và độ đặc hiệu tốt: của VIA là 68,12% (KTC 95%: 63,60-72,32) và 77,06% (KTC 95%: 72,89-80,76). Kết luận và Khuyến nghị: VIA là xét nghiệm tầm soát có giá trị khá tốt ở tuyển cơ sở và cộng đồng.

English abstract:

Background: Various screening test methods for the detection of cervical cancer have been recommended. However, it is important to determine the effectiveness of these cervical cancer screening methods in Vietnam. The sttudy entitled “Diagnostic value of Cervical Cancer Screening using VIA and Pap Smear methods for women aged from 30 to 65 in Bac Ninh and Can Tho, 2013” has two objectives: (1) To identify the proportion of positive cases in cervical cancer screening methods. Methods: A total of 1945 women in the age group of 30-64 years were enrolled in the cross-sectional study. These women were also given the VIA and Pap smear examinations. All patients who were tested positive on screening then underwent a colposcopy-guided biopsy. Women were also asked about demographic information, history of STIs/RTIs, history of obstetrics and gynecology. Results: Out of 1945 participants, VIA was positive in 8.1% of subjects and PAP was abnorrmal in 6.1%. In some cases where CIN1 or more were  used as the Standard for abnormal cases, both VIA and PAP have high sensitivity, responding to 85.71% (95% CI: 65.36-95.02) and 90.47% (95% CI: 71.09-97.35). The sensitivities of two tests were equivalent, 68.12% (95% CI: 63.60-72.32) for VIA and 77.06% (95% CI: 72.89-80.76) for PAP. Recommendation: VIA is recommended as a suitable cervical cancer screening test at community level.


Từ khóa


ung thư cổ tử cung; VIA; Pap smear; cervical cancer; visual inspection with acetic acid

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Bùi Diệu và CS (2010). “Kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh thành giai đoạn 2008-2010”. Tạp chí Ung thu học Việt Nam, 2010. 1: 152-155.

Hoàng Quốc Thắng (2005). “Nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại Cần Thơ 2001-2004”, Hội thảo khoa ung bướu lần thứ IV 2005: Cần Thơ.

Lê Văn Điền, N.T.N.P, Trần Thị Lợi, Sản phụ khoa, 2006, Nhà xuất bản Y học. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi, T.T. (2009). “Khảo sát giá trị của VIA trong tầm soát tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, in Hội nghị phòng chống Ung thư phụ khoa lần thứ IV 2009”. Thành phố Hồ Chí Minh.

Trịnh Thị Hào (2011). “Nghiên cứu tình hình ung thư thân tử cung và các yếu tố liên quan tại một số tỉnh Việt Nam”, Chuyên nhanh Sinh học thực nghiệm, Khoa Sinh học, 2011. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Tiếng Anh

Denny L (2005). The prevention of cervical cancer in developing countries. BJOG 2005;112:1204-12.

Goel A, Gandhi G, Batra S, Bhambhani S, Zutshi V, Sachdeva P (2005). Visual inspection of the cervix with acetic acid for cervial intraepithelial lesions. Int J Gynaecol Obstet 2005;88:25-30.

Sankaranarayan R, Budhuk A, Rajkumar R (2001). Effective screening programmes for cervical cancer in low and middle income developing countries. Bull World Health Organ 2001;79:954-62.

Singh KN, More S (2010). Visual inspection of cervix with acetic acid in early diagnosis of cervical intraephithelial neoplasia and early cancer cervix. J Obstet Gynaecol India 2010;60:55-60.

SO Albert, OA Oguntayo and M. Samaila (2012), Comparative study of visual inspection of the cervix using acetic acid (VIA) and papanicolaou (PAP) smears for cervical cancer screening. Ecancer, 2012. 06.

University of Zimbabwe/JHPIEGO Cervical Cancer Project (1999). Visual inspection with acetic acid for cervical-cancer screening: Test qualities in a primary-care setting. Lancet 1999;353:869-73.

WHO. Cancer of cervix (2010) [Internet].[cited 2012 November 21]; Available from: URL: http://www.who.int/reproductivehealth/topics/cancers/en/

WHO/ICO, Human Papillonmavirus and related cancers: World, 2010.