Tình hình chăm sóc và hỗ trợ cho những người có H tại hai quận Hải Châu và Thanh Khuê, thành phố Đà Nẵng, năm 2006 (Care and support for people living with HIV/AIDS in Hai Chau and Thanh Khe district, Da Nang city in 2006)

Bùi Thị Thanh Mai, Đỗ Mai Hoa, Lê Bảo Châu, Phạm Thị Đào, Ngô Thị Kim Phượng

Tóm tắt


Hiện nay, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam (bao gồm cả thành phố Đà Nẵng) vẫn tiếp tục gia tăng và lan rộng vào cộng đồng dân cư bình thường. Điều này đòi hỏi những người có H, gia đình họ và toàn xã hội phải thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho những người có H để giúp họ tích cực đối phó với căn bệnh AIDS, tăng cường chất lượng cuộc sống của họ, và ngăn ngừa tình trạng lây truyền bệnh cho những người khác trong cộng đồng. Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu chính: 1) Xác định tình trạng sức khỏe và nhu cầu của người có H, và 2) Tìm hiểu thực trạng chăm sóc, hỗ trợ họ từ phía gia đình và xã hội tại hai quận Hải Châu và Thanh Khê của thành phố Đà Nẵng để từ đó đề xuất các khuyến nghịn cho Hội Y tế Công cộng của Đà Nẵng tham gia hiệu quả vào công tác chăm sóc và hỗ trợ những người có H. Nghiên cứu đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và điều tra tại cộng đồng. Nghiên cứu cho thấy nhiều người có H tại Đà Nẵng vẫn còn bị kỳ thị và tự kỳ thị nên họ thường hay che giấu tình trạng nhiễm của mình, làm cho họ bị hạn chế nhiều trong việc tiếp cận với những hộ trợ cần thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người có H ở Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, mặc dù các nguồn lực và sự hỗ trợ cho họ tại cộng đồng là sẵn có hoặc có khả năng huy động được. Vì vậy, trong thời gian tới khi Hội Y tế công cộng tham gia công tác này, Hội nên đóng vai trò làm cầu nối giữa những người có H và các nguồn lực này. Bên cạnh đó, Hội nên kết hợp với ngành y tế để đẩy mạnh các chương trình can thiệp tiếp cận tại cộng đồng đối với người có H, nâng cao chất lượng các dịch vụ tư vấn, chuyển tuyến, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn mong muốn/ nhu cầu của người có H. English abstractThe HIV/AIDS prevalence in Viet Nam (including Da Nang city) is currently increasing and spreading out to community. Thus, it is crucial to implement activities such as self-care, care, support and treatment for people living with HIV/AIDS (PLWHA) in order to help them fight HIV/AIDS, improve their quality of life and prevent transmission to others in the community. This study was carried out with two objectives: 1) Identify the health status and need of PLWHA, and 2) Understand the current care and support for them given by their family and community in the district of Hai Chau and Thanh Khe in Da Nang city. Based on the findings from this study, recommendations were made to Da Nang Public Health Association for its effective involvement in the care and support for PLWHAs in this city. Qualitative research method and community survey were utilized in the study. The findings show that almost PLWHAs in Da Nang were discriminated and self-stigmatized. Therefore, they often try to hide their infection status, making it as a barrier for their access to necessary supports. The results also reveal that although resources and supports for PLWHA in the community were available or mobilizable, such activities as counseling, care and support for PLWHA in Da Nang were still limited. Study findings suggest that the Public Health Association should play its role as bridging PLWHAs and those resources/supports. In addition, the Association should co-operate with the health sector to promote community-based intervention programs for PLWHAs, improve the quality of counseling, referral, health care and other social services in order to better meet the need of PLWHAs.

Từ khóa


người có H; chăm sóc; hỗ trợ; phân biệt; kỳ thị; tự kỳ thị; people living with HIV/AIDS; care; support; discrimination; stigma; and self-stigma

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Khuất Thu Hồng, N.V. ánh, và J. Ogden (2004), Tìm hiểu về sự kỳ thị liên quan đến HIV/ AIDS ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội: Hà Nội. tr. 55.

Đặng Văn Khoát và CS (1998): Đánh giá công tác quản lý, tư vấn, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Đà Nẵng, Hà Nội.

Nguyễn Văn Kính (1995), Quản lý lâm sàng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, Nhiễm HIV/AIDS -Y học cơ sở lâm sàng và phòng chống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Trang 160-167

Lê Trường Sơn (2005), Thực trạng quản lý, tư vấn, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình ở một số khu vực trọng điểm tỉnh Thanh Hoá năm 2004

Ban phòng chống AIDS, Bộ Y tế (2003): Báo cáo kết quả lượng giá nguy cơ nhiễm HIV ở 7 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng năm 2002, nhà xuất bản y học, Hà Nội.

Ban phòng chống AIDS, Bộ Y tế (2005): Hướng dẫn phác đồ điều trị HIV/AIDS, nhà xuất bản y học, Hà Nội

Bộ Y tế (2000), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2005, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

Chương trình dự phòng HIV/AIDS của tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế (FHI) tại Việt Nam (1999 - 2002): Điều tra giám sát hành vi HIV/AIDS Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Cục phòng chống AIDS Việt Nam, Bộ Y tế (2005): Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2005. 10. http://www.isds.org.vn/webplus/viewer.asp?pgid=4&aid =109 ngày 15/3/2005

Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng (2005) Báo cáo Hoạt động phòng chống AIDS tại thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng dự án Life - GAP, Bộ Y tế (2003): Chẩn đoán điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhà xuất bản y học, Hà Nội.

Jick, T.D., Mixing qualitative and quantitative methods: triangulation in action, in Qualitative Methodology, J. Van- Maanen, Editor. 1983, Sage: Beverly Hills, California. p. 135-148.

MOH, Palliative Care in Vietnam: Findings from a Rapid Situation Analysis in Five Provinces 2006, Ministry of Health.

WHO, The use of antiretroviral therapy: a simplified approach for resource-constrained countries. 2002, World Health Organization.

WHO, Towards universal access: Scaling up priority HIV/AIDS interventions in the health sector. 2007, World Health Organization.