Tổn thương HIV/AIDS của lao động đi làm ăn xa và hậu quả đối với những người ở lại (The HIV/AIDS Vulnerability of Labour out-Migrants and its Consequences on the Left-behind)

Đặng Nguyên Anh

Tóm tắt


Hầu hết các nghiên cứu trước đây về di dân và sức khỏe tập trung xem xét người di dân và ít chú trọng đến những vấn đề liên quan đến sức khỏe và phúc lợi của những người ở lại. Bài viết này nhằm tìm hiểu tác động về mặt sức khỏe của lao động đi làm ăn xa từ góc độ cộng đồng, địa phương. Thoát ly đi làm của quần thể lao động nông thôn và nguy cơ phơi nhiễm đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS khi xa nhà có thể tác động đến người thân và gia đình khi họ về thăm nhà hoặc quay về sống tại quê hương. Vấn đề rất đáng quan tâm là sự lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà người đi làm ăn xa đem về cho vợ/chồng của mình ở quê nhà. Người phụ nữ nông thôn và nhất là người vợ thường ở vị trí bị động, dễ tổn thương đối với HIV do từ người chồng đi làm ăn xa đem về. Đối với nhiều gia đình, đó là những mối quan hệ giằng xé giữa nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS với tình yêu, tình cảm vợ chồng, thu nhập và nguồn sinh kế mà di cư đi làm ăn xa đem lại. Bài viết kết luận bằng một số đề xuất khuyến nghị phù hợp đối với chính sách và chương trình nhằm đáp uuwnsg nhu cầu cần được bảo vệ và các kỹ năng phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng di cư cũng như  cộng đồng ở lại quê nhà, theo hướng xây dựng các mô hình di cư an toàn.

English abstract

Most previous studies on migration and health have focused on the migrants themselves. Little is known about the health and well-being of those who remained in the source communities. This paper is aimed at exploring how labour migration and its health risk effects can be assessed at a local context. The out-migration of the rural labours and their exposure to STDs, including HIV/AIDS, can put families at risk. Of foremost concerns are the HIV/STD transmissions which the migrants pass on to their left-behind spouses. Women and wives are in a passive and vulnerable position of contracting HIV from migrant husbands. For many families, there exist tensions between the HIV/AIDS risk, love, affection, income and secured livelihoods brought about by out-migration. The paper concludes with relevant recommendations for policies and programs, aiming at building models of safe mobility.


Từ khóa


di cư; phơi nhiễm; migration; exposure

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Đặng Nguyên Anh và Lê Bạch Dương (2002) -"Issues of Sexuality and Gender in Vietnam: Myths and realities of penile implants and sexual stimulants Research Report” Canberra: The Australian National University.

Khuất Thu Hồng và cộng sự (1998)- "Mại dâm và các hệ lụy kinh tế - xã hội Báo cáo nghiên cứu. Hà Nội: Viện Xã hội học.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình (PPMC) (2001)- Báo cáo tổng kết thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS tỉnh Thái Bình. Sở Y tế Thái Bình.

Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em Việt Nam (NCPFC) (2002) - Báo cáo khảo sát hành động cộng đồng phòng chống HIV/AIDS tại 5 tỉnh Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Dự án phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng.

National Committee for AIDS, Drugs and Prostitution Control (NCADPC) 2005. Second country report on following up to the declaration of commitment on – Declaration commitment on HIV/AIDS adopted at the 26th United Nations General Assembly. Reporting period: Jan 2003 - Dec 2005.

National Committee for Population and Family Planning (NCPFP) (1997) - Workshop Report on Reproductive Health and Reproductive Tract Infections. Hanoi: Population Council.

United Nations Agency for AIDS and World Health Organization (UNAIDS and WHO). (2004) – AIDS Epidemic Update. UNAIDS/04.45E. English original, December 2004. Geneva: UNAIDS and WHO.

United Nations Joint Program on AIDS (UNAIDS) (2004) -The 2004 Report on the global AIDS epidemic: The 4th global report. UNAIDS/04.16E. English original, June 2004. Geneva: UNAIDS