Chuyển tiếp dinh dưỡng ở Việt Nam (Nutrition transition in Vietnam)

Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi

Tóm tắt


Vấn đề chuyển tiếp dinh dưỡng ở những nước đang phát triển đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu. Chuyển tiếp về dinh dưỡng được đánh dấu bằng sự chuyển dịch chế độ ăn uống từ một khẩu phần nghèo nàn, đơn điệu sang khẩu phần đa dạng, có nhiều thức ăn động vật, nhiều chất béo và nhiều thức ăn được chế biến sẵn, có liên quan chặt chẽ tới sự thay đổi về xã hội, văn hóa, kinh tế trong bối cảnh chuyển tiếp về nhân khẩu học. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục ở mức cao và đô thị hóa mạnh mẽ dẫn đến thay đổi về cơ cấu bệnh tật và chuyển dịch về lớp tuổi trong cơ cấu dân số. Các bằng chứng chuyển tiếp về dinh dưỡng đã xuất hiện gần đây. Gánh nặng kép suy dinh dưỡng, hiện tượng thường thấy trong chuyển tiếp dinh dưỡng ở các nước đang phát triển đã được ghi nhận ở Việt Nam ngày một rõ rệt. Việc thực hiện một đường lối dinh dưỡng đúng đắn với các giải pháp can thiệp phù hợp là sự lựa chọn cần thiết của Việt Nam trong thời gian tới.

English abstract

The nutrition transition in developing countries has been attracting may researchers' concern. It is marked by the transition of diet from a poor and simple ration to a various one rich in animal protide and lipide, and processed food. This nutrition transition relates to the social, cultural and economical changes in the context of demographic transition. Vietnam high economical growth and accelerated urbanization lead to the transition of age group and morbidity pattern. Evidence of nutrition transition has shaped recently. The double heavy burden, a common feature in the nutrition transition in developing countries has been noted remarkably in Vietnam. The implementation of an appropriate nutrition policy with suitable interventions is the priority choice of Viet Nam in coming years.


Từ khóa


chuyển tiếp dinh dưỡng; thiếu dinh dưỡng; thừa ăn; thiếu ăn; nutrition transition; malnutrition; undernourishment; overnourishment

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Barry M. Popkin. The nutrition transition and its relationship to demographic change from nutrition and health in developing countries. Eds. By R.D. Semba & M.W Bloem, Humana Press, Inc., Totowa, NJ. 2001, P: 427-445.

Popkin BM, Baturin A, Koh/meier L, Zohoori N. Russia: Monitoring nutritional change during the reform period in Implementing dietary guidelines for healthy eating. Wheelock V, ed. London BAP, 1997; p: 23-46.

Soowon Kim, Soojae and Barry M Popkin. The nutrition transition in South Korea. Am. Clin. Nutr 2000; 71: 44-53.

Popkin BM, Ge K, Zhai F, Guo X. The nutrition transition in China: A cross sectional analysis. Eur J Clin Nutr 1993; 47: 333-346.

Popkin BM. The nutrition transition and its health implications in lower income countries. Public health nutrition 1998; 1: 5-21.

Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XI; Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá chính sách di dân tới đô thị. Hà nội 2005, trang 44-45.

Hester H. Vorster, Lesley T. Bourne, Christina S. Venter et al. Contribution of nutrition to the health transition in developing countries: A framework for research

and intervention. Nutrition Reviews, Vol. 57, No. 11, Nov 1999: 341 - 349.

Hà Huy Khôi. Khuynh hướng gia tăng về tăng trưởng và ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 2, số 1, tháng 3/2006:1 - 10.

Lê Nam Trà. Khuynh hướng tăng trưởng thế tục về chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt nam trong giai đoạn 1975- 2000. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, tập 2, số 2, 2006: 7-15.

David P. Richardson. Nutrition in Transition: The role of micronutrients. IADSA (International Alliance of Dietary Food Supplement Association) Publication, Belgum, Jul 2002: 1 - 21.

Nguyễn Thị Kim Hưng và CS. Tình trạng thừa cân và béo phì các tầng lớp dân cư TP. Hồ Chí Minh 1996 - 3002. Y học thực hành 418/2002: 22 - 27.

Lê Thị Hải và CS. Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở học sinh 2 trường tiểu học Hà Nội. Tạp chí VSPD tập VII, số 2 (32). 1997: 48 - 52.

Tạ Văn Bình và CS. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn. Bệnh viện nột tiết TW, 2002.

Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Bạch Yến. Nhận xét về một số rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa ở người tăng huyết áp. Y học Thực hành 418/2002: 11 - 13.

Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn. Biến đổi cơ cấu khẩu phần của người Việt nam trong 20 năm qua và các vấn đề sức khỏe liên quan. Tạp chí Dinh dưỡng Lipid Nhật bản năm 2005, 1, 15 - 26.

Bộ Y tế; Niêm giám thống kê y tế 2002. Phòng thống kê tin học - Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Y tế 2003, trang 125. 17. Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng 2001-2010. NXB Y học. Hà Nội 2001.