Giá trị và độ tin cậy của hai thang đo trầm cảm và lo âu sử dụng trong nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên (Value and reliability of Depression and Anxiety measuring – Scales used in community- based research among adolescents)
Tóm tắt
Những vấn đề về sức khỏe tâm thần trong thời kỳ vị thành niên có mối liên quan chặt chẽ với rất nhiều hành vi nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tức thì hặc lâu dài tới sức khỏe. Trước những hâu quả do rối loạn tâm thần gây ra, nhu cầu thực hiện các nghiên cứu cộng đồng liên quan đến sức khỏe tâm thần vị thành niên ngày càng tăng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào công bố kết quả kiểm định giá trị và độ tin cậy của các công cụ đo lường sức khỏe tâm thần vị thành niên tại cộng đồng ở Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (1) Đánh giá giá trị và độ tin cậy của thang đo trầm cảm của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học (CES-D), Mỹ. (2) Xây dựng và bước đầu đánh giá thang đo nhóm triệu chứng lo âu, để co thể sử dụng trong các nghiên cứu công đồng với đối tượng vị thành niên Việt Nam. Bản dịch CES-D và thang đo lo âu do chúng tôi xây dựng được kiểm định với 299 em học sinh có độ tuổi từ 13-18 ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả phân tích yếu tố thăm dò (EFA) cho thấy thang đo lo âu gồm 13 tiểu mục phân thành 3 nhóm thành tố rõ ràng có mối liên quan cao (>0,50) trong mỗi thành tố. Mô hình gốc gồm 4 thành tố của CES-D đã được lặp lại trong nghiên cứu này qua kết quả phân tích yếu tố khẳng định (CFA). Các chỉ số thống kê của CFA đều đạt kết quả tốt với CF, GFI, NFI > 0,90 và RMSEA= 0,053. Cả hai thang đo đều có độ tin cậy cao về sự nhất quán bên trong (thang đo lo âu: Alpha= 0,82 và CES-D: Alph= 0,87). Hai công cụ này đều đảm bảo chất lượng, có thế sử dụng trong các nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên ở Việt Nam.
English abtract
Poor mental health during adolescence has been linked with behaviours which can damage physical health both in the short-and long-term. Given a worldwide epidemic of psychological disorders, the need to conduct community-based studies on adolescent mental health issues is increasing. There has been no previous study in Vietnam validating instruments measuring adolescent depression and anxiety. The objectives of the present study are: (1) To validate the self-reported CES-D (The Center for Epidemiological Studies-Depression Scale) originally developed in the US. (2) To develop and conduct a preliminary validation of a self-reported short form anxiety scale for adolescents. Vietnamese versions of the CES-D and the new anxiety scale were tested with 299 school students aged 13-18 years in Chi Linh and Dong Da districts. Exploratory factor analysis (EFA) showed that the 13-item anxiety scale clearly loaded into 3 components with the factor loading values more than 0.50. CES-D's original model of 4 factors was replicated in this study using confirmatory factor analysis (CFA). CFA's statistical indices indicated good results with CFI, GFI, NFI >0.90 and RMSEA = 0,053. Both scales had good internal consistency (anxiety scale: α = 0.82 and CES-D: α = 0.87). These two scales have good psychometric properties and it is recommended that they could be used in community-based research among adolescents in Vietnam.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Burns JR, Rapee RM (2006). Adolescent mental health literacy: Young peoples knowledge of depression and help seeking. Journal of Adolescence. 29:225-39.
Harding TW, DeArango MV, Balthazar J. et al (1999). Mental disorders in primary health care: a study of frequency and diagnosis in four developing countries. Psychological Medicine. 10:231-41
Fayyard JA, Jahshan CS, Karam EG (2001). Systems development of child mental health services in developing countries. Child Adolescent Psychiatric Clinics North America. 10:745-62
Irwin CE, Burg SJ, Cart CU (2002). Americas adolescents: Where have we been, where are we go?. Journal of Adolescent Health. 31:91-121
Tuan T, Lan PT, Harpham T, et al (2003). Young Lives Premilinary Country Report: Vietnam. An International Study of Childhood Poverty. Save the Children UK.
Woo BSC, Chang WC, Fung DSS, et al. (2004). Development and validation of a depression scale for Asian adolescents. Journal of Adolecence. 27:677-89
Hanh, VTX, Guillemin F, Cong DD, et al (2005). Health related quality of life of adolescents in Vietnam: cross-cultural adaptation and validation of the Adolescent Duke Health Profile. Journal of Adolescence. 28:127-46
TuanT, Harpham T, Huong NT (2004). Validity and reliability of the self-reporting Questionnaire 20 items in Vietnam. Hong Kong Journal of Psychiatry. 14(3):15-18
Giang KB, Allebeck P, Gunnar K, Tuan NV (2006). The Vietnamese version of the Self-Reporting Questionnaire 20 (SRQ-20) in detecting mental disorders in rural Vietnam: A validation study. International Journal of Social Psychiatry. 52(2):175-84
Muris P, Merckelbach H, Ollendick T, King N, Bogie N (2002). Three traditional and three new childhood anxiety questionnaires: Their reliability and validity in a normal adolescent sample. Behaviour Research and Therapy. 40:753-72
Chen JQ, Dunne MP, Han P (2004). Child sexual abuse in China: a study of adolescents in four provinces. Child Abuse & Neglect. 28(11):1171-86
Lam TH, Stewart SM, Yip PSF, et al (2004) Suicidality and cultural values among Hong Kong adolescents. Social Science & Medicine. 58(3):487-98
Radloff LS (1977). The CES-D Scale: A self-report depression scale for research in the general population. Applied Psychological Measurement. 1(3):385-401
Stallings P, March JS (1995). Assessment. In: March JS. Anxiety disorders in children and adolescents. New York: Guilford Press. 125-47
Pallant J (2001). SPSS survival guide: a step by step guide to data analysis using SPSS. Allen & Unwin. 153-65
Grietens H, Geeraert L, Hellinck W (2004). A scale for home visiting nurses to identify risks of physical abuse and neglect among mothers with newborn infants. Child Abuse & Neglect. 28:321-37
Floyd JF, Widaman KF (1995). Factor analysis in the development and refinement of clinical assessment instruments. Psychological Assessment. 7:286-99
Myers MG, Stein MB, Aarons GA (2002). Cross validation of the Social Anxiety Scale for Adolescents in a high school sample. Journal of Anxiety Disorders. 16:221-32
Nguyen HT, Kitner-Triolo M, Evans MK, Zonderman AB (2004). Factorial invariance of the CES-D in low socioeconomic status African Americans compared with a nationally representative sample. Psychiatry Research. 126(2):177-87
Bentler PM (1992). On the fit of models to covariances and methodology to the Bulletin. Psychological Bulletin. 112:400-04
Cheung C, Bagley C (1998). Validating an American Scale in Hong Kong: The Center for Epidemiological Studies Depression Scale (CES-D). The Journal of Psychology. 132(2):169-86