Tình trạng thiếu vitamin A và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai, cho con bú tại huyện Yên Thế- Bắc Giang, năm 2004 (Vitamin A deficiency and related factors among pregnant/breast feeding women in Yen The district, Bac Giang province, 2004)
Tóm tắt
Tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng, đánh giá bằng nồng độ vitamin A (VA) huyết thanh thấp, được tiến hành trên 178 phụ nữ có thai và 120 phụ nữ cho con bú, thuộc 6 xã huyện Yến Thế, tỉnh Bắc Giang, tháng 5/2004. Kết quả cho thấy tỉ lệ VA huyết thanh thấp (< 0,7 umol/L) là 20,8% (15,6- 26,7%) ở phụ nữ có thai, và 18,3% (13,6- 23,8%) ở phụ nữ cho con bú, thuộc mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ). Nồng độ VA có xu hướng giảm dần trong thời gian có thai và cho con bú. Khẩu phần ăn trung bình của các đối tượng đạt 85-90% nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, 50-80% nhu cầu vitamin và chất khoáng. Nồng độ Hemoglobin (Hb) máu thấp là yếu tố nguy cơ liên quan đến vitamin A huyết thanh thấp (OR= 11,6; P<0,0001). Nhóm có VA huyết thanh thấp có khẩu phần ăn thấp hơn về caroten, sắt, % năng lượng do lipit so với nhóm bình thường. Không hiểu về tác dụng của VA, không uống VA sau đẻ, bữa ăn nghèo chất đạm, lipit là những yếu tố nguy cơ liên quan đến VA huyết thanh thấp.
English abstract
The sub-clinical vitamin A deficiency assessment using low retinol levels in serum was carried out in 178 pregnant women and 120 lactating women (from 6-24 months of lactating period) residing in 6 communes of Yen The district, Bac Giang province during May 2004. The results indicate that the prevalence of low serum retinol levels (<0,7 umol/L) was 20.8% (15.6-26.7%) in pregnant women, and 18.3% (13.6-23.8%) in lactating woman, which reflects severe public health significances (PHS). Vitamin A level was reduced during pregnancy and lactating period. In general, the food consumption of the subjects obtained 85-90% of RDA on energy, 50-80% of RDA on vitamin and minerals. Low Hemoglobin (Hb) in blood was associated with low levels of serum vitamin A (OR=11.6; P<0,0001). The food intake on carotene, iron, percentage of energy from lipid in the group of low vitamin A level was lower than that of the group having normal levels of serum vitamin A. Lack of knowledge on the role of vitamin A, no reception of vitamin A capsule after birth, low protid and lipid consumption were the risk factors associated with low levels of serum vitamin A.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn (2003). Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam trong những năm gần đây, một số khuyến nghị mới về biện pháp phòng chống. Tạp chí Y học Việt Nam. 285 (6): 22-31.
Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2002). Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam qua điều tra đại diện cho các vùng sinh thái trong toàn quốc năm 2000. Tạp chí Y học Thực hành. 7: 2-5.
Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Văn Nhiên (2003). Thiếu vitamin A tiền lâm sàng tại bốn vùng sinh thái ở Việt Nam- năm 2000. Tạp chí Y học Thực hành. 4 (450): 15-17.
Christian P. Recommendation for indicators (2002). Night
blindness during pregnancy-a simple tool to assess vitamin A deficiency in population. J. Nutr,132: 2884S-2888S.
WHO. Iron deficiency aneamia (2002). Assessement, prevention, and control. A guide for programme managers. WHO/NND/01.3: 1-114.
WHO (1996). Indicators for assessing vitamin A defi- ciency and their application in monitoring and evaluating intervention programes. WHO/NUT 96.10, Geneva: 12-35.
Bộ Y Tế, Viện Dinh dưỡng (2003). Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. NXB Y Học, Hà Nội: 58-77.
Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2003). Tình hình thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm ở phụ nữ có thai huyện Thanh Oai, Hà Tây. Tạp chí Y học Thực hành, 5:16-24.
Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Công Khẩn (2003). Tình trạng dinh dưỡng, vitamin A sữa mẹ và khẩu phần ăn của bà mẹ cho con bú huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Y học Thực hành, 458 (8): 9-11.
Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2003). Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ở Việt Nam có nguy cơ cao bị thiếu vita- min A. Tạp chí Y học Thực hành, 3 (445): 28-31.