Một số yếu tố nguy cơ rối loạn đường huyết của người trưởng thành 40 - 69 tuổi tại một số phường thuộc TP. Hạ Long (Risk factors of pre-diabetes in adults between 40-69 years of aged living in some wards in Ha Long city)
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành trên 126 ngưởi trưởng thành bị rối loạn đường huyết(RLĐH) (nhóm bệnh) và 126 người trưởng thành khỏe mạnh nhóm chứng với mục tiêu tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng rối loạn đường huyết ở người trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng RLĐH và đối tượng không RLĐH được ghép cặp theo nhóm tuổi và giới, nơi sinh sống (40-49 tuổi; 50-59 tuổi và 60-69 tuổi). Đo chiều cao, cân nặng, lấy máu tĩnh mạch để đo các chỉ số đường huyết, hỏi ghi khẩu phần và hoạt động thể lực. Kết quả: Kết quả cho thấy thời gian tăng cân liên tục trong 5 năm (OR=1,5; 95% CI = 1,0 - 2,2); tỷ lệ vòng eo/vòng mông cao (OR= 2,37; 95% CI = 1,24 - 4,49); mức hoạt động thể lực trung bình <60 phút/ngày (OR = 2,24; 95% CI = 1,32 - 3,56) và năng lượng khẩu phần từ lipid >=20% năng lượng tổng số (OR = 1,49; 95% CI = 1,27 - 1,90) là các yếu tố nguy cơ với tình trạng rối RLĐH trên người trưởng thành 40-69 tuổi tại thành phố Hạ Long. Nhóm đối tượng RLĐH có thói quen vận động ít cao gấp 2,24 lần và sử dụng thực phẩm giàu lipid cao gấp 1,49 lần so với nhóm đối tượng khỏe mạnh.Các yếu tố về tuổi, BMI, tính di truyền, tiền sử sản khoa khác đều có xu hướng yếu tố nguy cơ nhưng giá trị chưa có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Yếu tố nguy cơ RLĐH của người trưởng thành tại thành phố Hạ Long được xác định trong nghiên cứu là mức hoạt động thể lực, lipid khẩu phần, tỷ lệ vòng eo/vòng mông và sự tăng cân liên tục trong 5 năm.
English abstract:
Objective: A case - control study was conducted in 126 pre-diabetic patients and 126 healthy adults in order to identify some risk factors of pre-diabetes. Method: Age group, sex and living area were considered for the combination. Anthropometric indices (weight, height) and the levels of glucose of fasting blood samples were measured. Information on the dietary intake, the level of physical activities, medical history and family history was collected by the questionnaires. Results: Continuous weight gain in a period of 5 years (OR=1,5; 95% CI = 1,0 - 2,2); high ratio of waist and hip (OR= 2,37; 95% CI = 1,24 - 4,49); physical activity less than 60 minutes per day (OR = 2,24; 95% CI = 1,32 - 3,56); daily lipid intake higher than 20% of total energy intake (OR = 1,49; 95% CI = 1,27 - 1,90). Conclusion: Some dysglycemia risk factors were defined: continuous weight gain in a period of 5 years, high ratio of waist and hip, physical activity less than 60 minutes per day and daily lipid intake higher than 20% of total energy intake. The factors of age, BMI, genetic and obstetric history tended to be risk factors but not statistically significant.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt
Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y hoc.
Tạ Văn Bình (2003). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường. Các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên qan đền quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn. Nhà xuất bản Y học.
Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh (2010). Báo cáo "Nghiên cứu hiện trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ của người có nhóm tuổi từ 30 - 69 tỉnh Quảng Ninh năm 2009".
Viện Dinh dưỡng (2009). Tình trạng rối loạn lipid máu và một số giải pháp can thiệp trên người trưởng thành 25-74 tuổi tại Việt Nam.
Tiếng Anh
Duc Son LN, Kusama K, Hung NT, Loan TT, Chuyen NV, Kunii D, Sakai T and Yamamoto S (2004).#@Prevalence and risk factors for diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam. Diabet Med, 21(4): 371-376.
Graham A. Colditz et al (2004). Weight Gain as a risk factor for clinical diabetes mellitus in women, Ameirican College of Physicians.
Graham A. Colditz et al (1990). Weight as a risk factor for clinical diabetes in women. American Journal of Epidemiology, 132, 501-513.
June M Chan et al (1994). Obesity, fat distribution, and weight gain as risk factors for clinical diabetes in men. American Diabetes Association.
Reuters. Sedentary lifestyle tied to diatebes, death. Mnn.com (access 10 June 2012).