Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại tỉnh Đak Lak (The hypertension status and some related factors in adults in Dak Lak province in 2009 and some related issues)

Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt, Hoàng Xuân Hạnh, Phạm Thành Quang

Tóm tắt


Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp cắt ngang mô tả trên 600 đối tượng từ 25 tuổi trở lên được lựa chọn ngẫu nhiên tại 3 xã và 3 phường/thị trấn tại tỉnh Đak Lak năm 2009 bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng cho thấy: tỷ lệ THA chung là 30.0% (THA giai đoạn 1 là 11,7% và giai đoạn 2 là 12,3%). Tình trạng THA tăng dần theo tuổi: Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao. Nam giới có tỷ lệ THA cao hơn nữ giới. Không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ THA giữa các nhóm dân tộc và khu vực sinh sống. Có đến 85,0% số trường hợp THA được phát hiện ngẫu nhiên tại thời điểm triển khai đề tài. Có mối liên quan giữa thói quen uống rượu, bia và tình trạng THA: Tần suất uống rượu, bia càng cao và thời gian uống càng dài thì tỷ lệ THA càng cao. Những người hút thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn những người không hút. Thời gian hút thuốc càng lâu và số lượng thức hút hàng ngày trên 10 điếu có liên quan đến tỷ lệ THA cao.

English abstract

The observational, cross-sectional study was based on a random sample of 600 people over 25 years of age from three communes and three township wards in Dak Lak province in 2009. The study results show that the hypertension (HBP) is 30% (primary hypertension is 17.7% and secondary hypertension is 12.3%). People are at higher risk of HBP with their aging. The prevalence of HBP in male is statistically higher than that in female. There was no statistically significant difference in the prevalence of HBP among ethnic groups and geographical residency. There are 85% of targets known accidentally as living with HBP when they were examined their blood pressure at the moment of implementing this study. There is a statistically significant correspondence between routine drinking alcohol/beer and HBP status: the more frequent people drink the higher rate of HBP they are. The smokers have a higher prevalence of HBP than non-smokers. There is a correspondence between smoking more than 10 cigarettes per day for a long time and a high rate of HBP.


Từ khóa


tăng huyết áp Đak Lak; dinh dưỡng Tây Nguyên; high blood pressure; hypertension; DakLak; Tay Nguyen; nutrition

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Tổng cục Thống kê (2003). Báo cáo chuyên đề thực trạng các mục tiêu y tế quốc gia 2001-2002, Bộ Y tế xuất bản, 99- 108.

WHO/FAO, Geneva (2003). Chế độ ăn dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, Báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp.

Viên Chinh Chiến, Phùng Thị Thanh Tú và cs (2007). “Kết quả điều tra tình trạng dư cân, tăng huyết áp và tiểu đường trong công nhân lao động tại miền Trung Việt nam”, Báo cáo toàn văn tại Hội nghị khoa học toàn quốc Hội Y tế công cộng Việt Nam lần thứ 4, Hà Nội, 97-107.

Phạm Tử Dương (2005). Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Nguyễn Thị Kim Hoa (2008). Tìm hiểu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tạp chí Y học thực hành, 10 (625+626), Bộ Y tế xuất bản, Hà Nội, 24-26.

Phạm Gia Khải và cs (1999). “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”. Báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu khoa học.

Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cs (2003). “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (33): 9- 34.

Hà Huy Khôi (2001). Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Nguyễn Thị Lâm (2002). Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Đoàn Thị Tuyết Ngân, Phạm Hùng Lực (2008). "Chỉ số huyết áp, lipid máu trên phụ nữ mãn kinh ở thành phố Cần Thơ", Tạp chí Y học thực hành, 9 (618+619), Bộ Y tế xuất bản, Hà Nội, 24-26.

Bùi Thanh Nghị, Phạm Thị Hồng Vân (2004). “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ và mối liên quan với bệnh tăng huyết áp”, Tạp chí Y học thực hành, (11), 50-52.

Nguyễn Hữu Tài (2005). “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp”, Tạp chí Y học thực hành, (5230, Bộ Y tế xuất bản, Hà Nội, 174-180.

Đinh Thị Bích Thủy (2001). Thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người lao động nông nghiệp tại một xã huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

Kiều Công Thủy, Phạm Ngọc Khái (2004). “Đánh giá tình hình thừa cân béo phì ở tăng huyết áp và rối loạn lipid máu ở người cao tuổi nông thôn Thái Bình”, Tạp chí Y học dự phòng, 14 (6), Hội Y học dự phòng Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 67-71.

Tài liệu tiếng Anh

Black. HR (1996). “New concepts in hypertension focus on elderly”, Am-Heart, 135: 2-7.

Clarice D.Brown, MillicentHiggins, Karen A.Donato, Frederick C.Rohde, RobertGarrison, EvaObarzanek, Nancy D.Ernst, MichaelHoran (2000). “Body Mass Index and the Prevalence of Hypertension and Dyslipidemia”, Obesity Research (2000), (8): 605-619. 17. Dongfeng Gu; Kristi Reynolds; Xigui Wu; Jing Chen; Xiufang Duan; Paul Muntner; Guanyong Huang; Robert F. Reynolds; Shaoyong Su; Paul K. Whelton; Jiang He (2002). “Prevalence, Awareness, Treatment, and Control of Hypertension in China, Journal of Hypertension, (40), p. 920.

Kearney PM, Whelton M, Reynolds K, Whelton PK, He J. (2004), “Worldwide prevalence of hypertension: a systematic review”, Journal of Hypertension, (22): 21 - 24.

Vicki L. Burt; Paul Whelton; Edward J. Roccella; Clarice Brown; Jeffrey A. Cutler; Millicent Higgins; Michael J. Horan; Darwin Labarthe (1995). “Prevalence of Hypertension in the US Adult Population”, Journal of Hypertension, (25): 305-313.