Nghiên cứu đánh giá mô hình không khói thuốc (Assessment of the smoke free school model in Hanoi School of Public Health)
Tóm tắt
Các bằng chứng khoa học đã cho thấy việc thực hiện môi trường hoàn toàn không có khói thuốc lá là cách duy nhất để bảo vệ con người khỏi phơi nhiễm với khói thuốc một cách hiệu quả. Trường Đại học Y tế Công cộng là đơn vị tiên phong ở Việt Nam trong việc xây dựng mô hình ngôi trường không khói thuốc. Điều tra trước và sau khi thực hiện mô hình này được thực hiện vào năm 2004 và năm 2006 để xác định tỷ lệ hút thuốc, kiến thức và thái độ đối với việc hút thuốc của cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nam hút thuốc năm 2004 khoảng 17% và năm 2006 là 18%. Vẫn còn quan sát thấy hiện tượng hút thuốc trong trường, chủ yếu là khách bên ngoài vào trường. Hầu như tất cả đối tượng nghiên cứu cho rằng hút thuốc và phơi nhiễm với khói thuốc rất có hại cho sức khỏe. Có 86% người hút thuốc năm 2004 và 73% người hút năm 2006 cho biết cảm thấy ngại khi hút trước mặt người khác. Hơn hai phần ba người tham gia nghiên cứu năm 2004 và ba phần tư người tham gia năm 2006 cho biết quan điểm phản đối hút thuốc nơi công cộng. Mô hình ngôi trường không khói thuốc được ủng hộ của đông đảo cán bộ sinh viên nhà trường, tuy nhiên việc thực thi quy định này cần được đẩy mạnh hơn để việc thưc hiện mô hình có hiêu quả tốt.
English abstract
There is indisputable evidence that implementing absolutely smoke free environment is the only effective way to protect the population from the harmful effects of exposure to second-hand smoke [11]. Hanoi School of Public Health is the university pioneering in building 'smoke free school' model in Viet Nam. Two surveys were conducted in 2004 and 2006 to measure smoking prevalence, knowledge and attitudes toward smoking of staff, lecturers and students of the school. Results show that approximately 17% of males in 2004 and 18% of males in 2006 were current smokers. Smoking behaviors were still observed in the school area, mainly from visiting guests. Almost all agreed that smoking and being exposed to second-hand smoke were seriously harmful to health. About 86% of smokers in 2004 and 73% of smokers in 2006 felt hesitative when smoking in front of others. More than two third of participants in 2004 and three quarters of participants in 2006 reported that they objected to smoking in public places. The majority of participants supported the "Smoke free school" model, however, the enforcement of the 'smoke free school' regulation should be strengthened so that the model could be effectively implemented.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Y tế - Tổng cục thống kê (2003). Điều tra Y tế Quốc gia 2001 – 2002. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 57-67.
Bộ Y tế- Tổng cục Thống kê-UNICEF-WHO (2005). Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh Niên Việt Nam.
Hội Y tế Công cộng Việt Nam và Health Bridge Canada (2005). Nghiên cứu sự chấp nhận của xã hội đối với việc hút thuốc tại Việt Nam. Nghiên cứu chưa xuất bản.
Ngân hàng Thế giới (2003). Ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá - Vai trò của chính phủ và khía cạnh kinh tế của kiểm soát thuốc lá. Tài liệu dịch, Washington D.C.
Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Huyền (2004). Tình hình hút thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế tại Bệnh viện Bạch Mai 2004 http://www.vinacosh.gov.vn/nghiencuu/bai_14.asp.
Lý Ngọc Kính, Phạm Thị Hải, Nguyễn Trọng Khoa, Nguyễn Tuấn Lâm, Đặng Huy Hoàng (2003). Tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh độ tuổi 13-15 tại 5 tỉnh, thành phố Việt Nam
http://www.vinacosh.gov.vn/nghiencuu/bai_12.asp.
Lý Ngọc Kính và cộng sự (2006). Tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh tuổi 13-15 tại năm tỉnh thành phố Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành số 533
Đào Ngọc Phong, Trần Thu Thuỷ, Ngô Văn Toàn (2003). Thực trạng tiếp xúc bị động với khói thuốc lá và ảnh hưởng của nó đến tình trạng sức khoẻ của nhân dân tại 2 phường nội thành Hà Nội: http://www.vinacosh.gov.vn/nghiencuu/bai_01.asp.
Mạc Kiên Quyết (2005). Sự quan tâm của cộng đồng, lòng tin vào nội dung và hình thức trình bày lời cảnh báo về sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá ở quận Lê Chân, Hải Phòng. Khoá luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa.
Nguyễn Thị Thu và cộng sự (2005). Nghiên cứu thực trạng hút thuốc và kiến thức, thái độ, thực hành hút thuốc ở Việt Nam. Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
WHO (2008). Guideline for implementation of Article 8. http://www.who.int/fctc/cop/art%208%20guidelines_english.pdf