Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân CHILILAB năm 2011: Thực trạng và một số đề xuất (Utilization of health care services from household's perspective in CHILILAB 2011)

Lê Bảo Châu, Trần Hữu Bích, Bùi Ngọc Linh, Hoàng Thế Kỷ, Nguyễn Phương Thùy

Tóm tắt


Hiện nay, mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh đã có nhiều thay đổi so với những năm trước đây. Nghiên cứu này được thực hiện để bước đầu đưa ra bức tranh toàn cảnh của việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (DVKCB) trong phạm vi các xã, phường thuộc cơ sở thuộc cơ sở thực địa CHILILAB, Trường Đại học Y tế Công cộng (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi định lượng để thu thập thông tin. Tổng số 1.370 hộ gia đình (HGD) đã được tiếp cận và phỏng vấn và tìm hiểu tình trạng ốm/bệnh trong 4 tuần trước điều tra và việc sử dụng dịch vụ KCB của từng cá nhân trong HGĐ đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bị ốm/bệnh chủ yếu người dân tự mua thuốc về điều trị (54%), tiếp đến là đi KCB ngoại trú (34,8%). Tỷ lệ lượt người phải điều trị nội trú chỉ chiếm 5,2% và 8,4% mời thầy thuốc về nhà KCB. Bệnh viện thị xã là lựa chọn phổ biến nhất của người dân khi đi KCB nội trú/ngoại trú với ưu điểm đi lại thuận tiện và được thánh toán BHYT. Bên cạnh đó, lĩnh vực y tế tư nhân cũng được lựa chọn nhiều hơn khi người dân tự đi mua thuốc và KCB ngoại trú. Mặc dù tỷ lệ lượt người sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB ngoại trú và nội trú trên địa bàn nghiên cứu chỉ đạt 41% và 62% nhưng BHYT là một trong những yếu tố quết định đối với việc sử dụng DVKCB. Những người có BHYT khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú nhiều hơn và ít tự mua thuốc về điều trị hơn son với nhóm không có thẻ BHYT. Khu vực sinh sống, trình độ học vấn và tuổi cũng có liên quan đến việc lựa chọn dịch vụ và cơ sở KCB (p<0.05). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cường chất lượng dịch vụ KCB ở y tế cơ sở vẫn là ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy người dân sử dụng DVKCB phù hợp khi ốm/bệnh thay cho việc tự mua thuốc điều trị, cần phát huy hiệu quả và mở rộng độ bao phủ cảu BHYT, giảm tình trạng vượt tuyến và chi phí KCB không cần thiết. Bên cạnh đó, cần chú trọng quản lý lĩnh vực dịch vụ KCB tư nhân và thực hiện các khảo sát sâu hơn về khả năng cung ứng dịch vụ KCB trong cả khu vực nhà nước và tư nhân và hiệu quả sử dụng dịch vụ để xây dựng kế hoạch và chính sách toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK đa dạng người dân trên địa bàn nghiên cứu.

English abstract

Past years have seen changes in access to and utilization of health care services in Viet Nam. This study was conducted with the aim to preliminarily provide an overall situation of health examination and treatment service utilization in 7 CHILILAB communes (Chi Linh district, Hai Duong province).

This is a cross-sectional study employing the qualitative research method. Interviews were conducted with a total of 1.370 households to obtain information on illness/sickness status during 4 weeks before the interview and utilization of health care services by individuals in the households. Results show that self-medication was the most popular behavior (accounting for 54% of ill/sick cases), followed by 34.8% of cases visiting health facilities for out-patient services. In-patient care and home visit by physicians accounted for 5.2% and 8.4% respectively. District hospital was selected by most people for out-patient/in-patient care services thanks to its convenience of traveling and user's fee paid by health insurance. Besides, private health sector was chosen more by those who prefer self-medication and out-patient care services. Health insurance was found as a decisive factor for health care service seeking and utilization although only 41% and 62% of the health insurance card holders in the study site used the card for out-patient and in-patient care services respectively. Respondents covered by health insurance had more in-patient and out-patient care services and less self-medication than those who are without health insurance. Residence area (urban/rural), education levels and age were also found in relation to the selection of services and facilities for health care (p<0.05). Study findings confirmed that quality improvement for health services at the district and communal level is the top priority to promote effectiveness of health care service utilization. In addition, the management of private health services should be paid more attention to control the permission and quality of service provided. Further researches should be conducted to have more concrete evidence on effectiveness of health service utilization from perspective of both the user and the provider.


Từ khóa


khám chữa bệnh; bảo hiểm y tế; ngoại trú; nội trú; health care service; health examination and treatment; health insurance; in-patient; out-patient

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê (2003), Thực trạng các mục tiêu y tế quốc gia, Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Hà Nội

Bộ Y tế - Viện chiến lược và chính sách y tế (2009), Báo cáo đánh giá tác động nội dung hỗ trợ cho người nghèo của dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, Hà Nội.

Nguyễn Thị Hồng Hà (2006), Nghiên cứu sử dụng dịch vụ y tế tại Chí Linh, Hải Dương, Báo cáo nghiên cứu, Đại học Y tế Công cộng

Nguyễn Văn Hòa (2001), Nghiên cứu thói quen tìm kiếm và sử dụng DVKCB trong CSSK của người dân Sóc Sơn, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội.

Trần Thị Bích Hồi (2008), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, Đại học y Hải Phòng.

Lê Thục Lan (2009), Nghiên cứu tính công bằng trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ YTCC, Đại học YTCC

Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Mai Oanh, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Phương Hạnh (2006), Những yếu tố chính ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại hai trạm y tế xã ở một huyện của Hải Phòng, Viện chiến lược và chính sách y tế, Hà Nội.

Tổng cục thống kê (2008), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, Nhà xuất bản thống kê.

Chu Văn Tuyến (2004), Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân trạm y tế xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ YTCC, Đại học YTCC.

Đinh Mai Vân (2005), Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ YTCC, Đại học YTCC.