Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của phụ nữ có thai dân tộc Mường tại huyện Tân Lạc- Hòa Bình (Nutrional status and actual dietary intake of the Muong pregnant women in Tan Lac district, Hoa Binh province)

Huỳnh Nam Phương, Phạm Thị Thúy Hòa

Tóm tắt


Can thiệp dinh dưỡng sớm trong thời kỳ mang thai là một giải pháp chiến lược nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của phụ nữ có thai dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình. Số liệu nhân trắc được thu thập ở toàn bộ 238 phụ nữ có thai thuộc 6 xã miền núi, khẩu phần thực tế của 77 phụ nữ có thai 3 tháng giữa cũng được thu thập bằng phương pháp hỏi ghi 24h. Kết quả cho thấy phụ nữ dân tộc Mường ở các xã nghiên cứu bước vào thời kỳ sinh đẻ với một tình trạng dinh dưỡng kém với 42.2% thiếu năng lượng trường diễn, mức tăng cân trong thời kỳ mang thai không đạt được mức khuyến nghị về mức tăng cân cần thiết. Khẩu phần ăn của phụ nữ có thai Hòa Bình mặc dù đã có sự ưu tiên so với mặt bằng chung nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị (năng lượng đạt 80%, tỷ lệ Protid: Lipit: Glucid là 14.8: 16.2: 69.0, protid thiếu 12g, lipit thiếu 19-33g/ngày, vitamin A và sắt đạt 30% so với nhu cầu khuyến nghị). Cần có những giải pháp can thiệp đặc hiệu về mặt kỹ thuật và xã hội để cải thiện tình trạng này.

English abstract

Early nutrition interventions before and during pregnancy are the strategic approach towards the improvement of child nutrition. This study aims to investigate nutritional status and dietary characteristics of pregnant women among the Muong ethnic minority group living in Hoa Binh province. Anthropometric data was collected from all 238 pregnant women living in 6 mountainous communes and dietary data was also collected from 77 pregnant women in the 2nd trimester by 24- hour recall method. The results reveal that those women entered pregnancy period with a poor nutritional status (42.2% having chronic energy deficiency). Weight gain in this period did not reach the recommended requirement. Even though their diet has been given some priorities compared to the average diet, it has not yet met recommendations for pregnancy (energy reaching 80%, the ratio of protid: lipid: glucid being 14.8 : 16.2 : 69.0, protid 12grs in short, lipid 19-33 gr./day in short, Vitamin A and iron reaching only 30% of the recommendation level). There should be specific interventions, both technical and social, to improve this situation.


Từ khóa


phụ nữ có thai; dân tộc Mường; tình trạng dinh dưỡng; khẩu phần; pregnancy; Muong ethnic minority; nutritional status

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tài liệu tiếng Việt

Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng. Tổng điều tra dinh dưỡng năm 200. Nhà Xuất Bản Y học, Hà Nội, 2003

Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng. Kế hoạch triển khai chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2008. Báo cáo Hội ghị Dinh dưỡng toàn quốc năm 2008. Hà Nội, 2008

Bộ Y tế. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 2007

Cao Thị Hậu. Chăm sóc và chế độ ăn cho người mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú. Trong: Hà Huy Khôi, Từ giấy (chủ biên). Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2003:199.

Hà Huy Khôi. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Trong: Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 1997:76.

Hà Huy Khôi. Điều tra khẩu phần. Trong: Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1997:135

Hà Huy Khôi. Phương pháp lấy mẫu. Trong: Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 1997:32

Phan Hồng Tân. Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành lưa tuổi lao động với một số yếu tố kinh tế xã hội liên quan tại mốt ố xã thuộc tỉnh Hưng Yên. Luận án thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 1999.

Huỳnh Nam Phương và cs. Hiệu quả cải thiện cân nặng sơ sinh trên địa bàn nông thông Phú Thọ của một số dự án can thiệp lồng ghép. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm – 1(2) – 2005

Văn Quang Tân. Liên hệ giữa các chỉ số khối cơ thể của thai phụ và cân nặng trẻ sơ sinh đủ tháng tại tỉnh Bình Dương năm 2004 – 2005. Tạp chí Y học thực hành, 3(566+567), 2007: 64-66

Tài liệu tiếng Anh

Black RE, Allen LH, Bhutta ZA, Caulfield LE, de Onis M, Ezzati M, Mathers C, Rivera J. Maternal and child undernutrition: global and regional exposures and health consequences. Lancet. 371(9608), 2008: 243-60

Horton, R. "Maternal and child undernutrition: an urgent opportunity." Lancet 371(9608), 2008: 179.