Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho người lớn tại Bệnh viện Nông nghiệp I (Situation of using antibiotics in treatment of pneumonia for adult patients in Nong Nghiep I hospital)
Tóm tắt
Viêm phổi là bệnh lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và tiến triển nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Với vai trò là thuốc chủ đạo, việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh hợp lý là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị viêm phổi. Xuất phát từ ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho người lớn tại bệnh viện Nông nghiệp I. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên cơ sở khảo sát các bệnh án của bệnh nhân và phỏng vấn sâu các bên liên quan như bác sỹ điều trị; trưởng khoa dược và chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị. 138 bệnh án của bệnh nhân viêm phổi nhập viện từ ngày 1/1/2011 đến ngày 31/12/2011 đã được lựa chọn để khảo sát. Các kết luận chính của nghiên cứu bao gồm: Số ngày dùng kháng sinh trung bình của bệnh nhân là phù hợp (8,9 ngày); việc lựa chọn phác đồ đầu tiên là hợp lý: chủ yếu dùng nhóm -lactam (97,8%); Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định kháng sinh đơn độc trong phác đồ khởi đầu là phù hợp (50%); Tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển đổi phác đồ tương đối thấp (30%). Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại bệnh viện Nông Nghiệp I còn một số hạn chế. Thứ nhất, tỷ lệ đơn thuốc có tương tác là 34%. Thứ hai, việc lựa chọn kháng sinh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và khuyến cáo của y văn, chưa dựa trên kết quả của kháng sinh đồ. Tóm lại, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Nông Nghiệp I nhìn chung phù hợp với khuyến cáo của y văn và các tài liệu hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.
English abstract:
It is universal knowledge that pneumonia is one of the most common diseases in the world. This disease can progress rapidly and cause severe consequence to patients who are not treated timely. Rational use of antibiotics is considered as a deciding factor for the success of pneumonia treatment. That is why we conducted a research to aim at describing the situation of using antibiotics for pneumonia treatment in adult patients in the "Nong Nghiep I" hospital. Cross sectional method has been used in this research. We collected information from patients' records. In addition, we interviewed some involved people such as physicians, director of Pharmaceutical department and the chairman of "Pharmacy and Treatment Council". As many as 138 medical records of patients hospitalized with pneumonia from 1/1/2011 to 31/12/2011 were selected for the survey. The main conclusions of the study are stated as follows: (1) The duration of using antibiotics is reasonable (an average of 8.9 days); (2) Treatment therapies have been selected appropriately with 97.8% of patients being prescribed with -lactam antibiotics; (3) The rate of patients being treated by single antibiotic on the first therapy was suitable (50%); and (4) The rate of patients whose treatment therapies had been changed during their duration of treatment was fairly low (30%). Beside the above-mentioned advantages, there are some disadvantages on using antibiotic in "Nong Nghiep I" hospital. Firstly, the proportion of prescriptions having drug-interaction was 34%. Secondly, the selection of antibiotics was mainly based on physicians' experiences and recommendations of medical literature, not on the culture-direct antibiotic therapy. In general, using antibiotics in "Nong Nghiep I" hospital is correspondent with recommendations in the medical references and treatment guidelines issued by the Ministry of Health.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt
Bệnh viện Nông nghiệp (2011), Quyết định 221 ngày 8 tháng 6 về việc phê duyệt kết quả đấu thầu mua thuốc năm
Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học, Hà Nội, trang 89-99.
Bộ Y Tế (2006), Hướng dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, NXB Y học, Hà Nội.
Bộ Y tế và Hiệp hội y tế Việt Nam-Châu Âu (2006), Hội nghị quản lý dược bệnh viện 2006, Thành phố Hồ Chí Minh.
Eugénie Bergogne-Bérezin và Pierre Dellamonica, chủ biên (2004), Kháng sinh trị liệu trong thực hành lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội.
Hoàng Thu Thủy (2003), Nhận xét đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi tại khoa hô hấp Bệnh viện Bạch mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
Lương Ngọc Khuê và Trần Quang Huy (2011), "Thực trạng kê đơn thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải dương", Y học thực hành. 3(755), trang 2-5.
Mạng lưới Châu Á (2011), Kiểm soát các mầm bệnh kháng thuốc 2000-2011.
Nguyễn Thị Đại Phong (2003), Đánh giá việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược, Hà Nội.
Nguyễn Mai Hoa (2010), Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi tại một số bệnh viện tuyến Trung ương ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược, Hà Nội.
Phạm Thắng, chủ biên (2011), Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp 2011, Tủ sách Y học thực hành, NXB Y học, Hà Nội.
Trần Hoàng Thành (2009), Viêm phổi, NXB Y học, Hà Nội.
Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Dược lý học, Tập 2, trang 138-142.
Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Dược lý học lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội, trang 241-270.
Tiếng Anh
American Thoracic Society (2005), "Guidelines for the management of adults with Hospital-acquired, Ventilator- associated, and Healthcare-associated Pneumonia", Am J Respir Crit Care Med 171, page 388-416.
Lionel A. Mandell, Richard G. Wunderink and Antonio Anzueto (2007), "IDAS/ATS: Guidelines on the Management of Community-Acquired Pneumonia in adults", Clinical Infectious Diseases 44, page S27-72.
Olivier Leroy (2005), "Comparison of Levofloxacin and Cefotaxime Combined With Ofloxacin for ICU Patients With Community-Acquired Pneumonia Who Do Not Require Vasopressors", chest. 128, tr. 172-183.
W. S. Lim (2009), "British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in adults: update 2009", THORAX. 64(Supplement III).