Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố ảnh hưởng trên đối tượng AIDS tiêm chích ma túy (ARV adherence and influencing factors among patients who are injecting drugs)
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dịch HIV ở Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn tập trung trên nhóm nguy cơ cao, trong đó nhóm tiêm chích ma túy (TCMT) có nguy cơ cao nhất. Thực trạng tuân thủ điều trị (TTĐT) của bệnh nhân AIDS có TCMT đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa còn thấp. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình - Hà Giang. Mục tiêu 1/ Mô tả thực trạng TTĐT ARV và 2/
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT của bệnh nhân AIDS có TCMT đang điều trị tại khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang năm 2011. Kết quả: Bệnh nhân có TCMT thực hiện TTĐT kém hơn so với bệnh nhân không TCMT. Tỷ lệ tái khám đúng hẹn của bệnh nhân TCMT cao hơn 20% so với bệnh nhân không TCMT. Một số hành vi không TTĐT như tự ý ngừng thuốc khi khỏe, nhai thuốc, uống thuốc muộn, quên, không tái khám đúng hẹn được báo cáo trong nghiên cứu này. Các yếu tố cản trở TTĐT trong nghiên cứu là phụ thuộc ma túy, chi phí đi lại tại vùng sâu vùng xa còn khó khăn, quan niệm sai về sử dụng ARV khi TCMT. Gia đình và thầy thuốc đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ bệnh nhân TTĐT. Kết luận: Cần nhanh chóng thực hiện tốt hơn nữa trong việc tư vấn, hỗ trợ các bệnh nhân TCMT thực hiện TTĐT ARV, tăng cường tư vấn và tập huấn cho người nhà về TTĐT.
English abstract
Background: The HIV epidemic in Vietnam is at a concentrated stage, mainly driven by high risk groups, of which injection drug users (IDUs) are the most at risk group. The ARV adherence among IDU patients remains low, especially in remote areas. This study was conducted in Quang Binh general district hospital, Ha Giang provinces. Objectives: 1/ Describe the current situation of ARV treatment and 2/ Identify some influencing factors of ARV adherence among AIDS patients who are IDUs in the department of infectious diseases in the district hospital in 2011. Results: ARV adherence among IDU patients was worse than those who were non-IDUs. The percentage of on-time appointments among IDU patients was 20 percent higher than those were non-IDUs. Others practices that influenced adherence included: stopping medications when feeling healthy, not using medications as directed, and forgetting to take medications. Drug dependence was the key barrier to adherence. Transportation and related fees were other barriers for participants. Some wrong beliefs about taking ARV drugs were reported among IDU participants. Support on ARV adherence for patients from family and health staff is important. Recommendations: Counseling and support for ARV adherence for IDUs patients and their family members are urgently needed.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt
Bộ Y tế (2009). Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
Cục phòng chống HIV/AIDS Việt nam (2009). Báo cáo kết quả điều trị bằng thuốc kháng retrovirus ARV và thí điểm thu thập chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc năm 2007.
Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2010). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2010.
Trần Thị Xuân Tuyết (2008). Đánh giá kết quả hoạt động tư vấn và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại Quận Tây Hồ Hà Nội năm 2008. Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại Học Y tế Công cộng Hà Nội.
Ủy ban phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang (2010). Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS.
Tài liệu tiếng Anh
Hoa D.M (2011). Antiretroviral therapy (ART) adherence among people living with HIV/AIDS (PLHIV) in the North of Vietnam: A multi-method approach. Unpublished PhD thesis, University of Queensland Technology, 2011.
Family Health International (2009). Results of the program evaluation of patients initiating ART in two health facilities in Ho Chi Minh city, Vietnam. Vietnam: Family Health International 2009.
Laing R and Hodgkin C (2006). Overview of antiretroviral therapy, adherence and drug resistance: World Health Organization.
WHO, UNAIDS and UNICEF (2010). Towards universal access: scaling up priority HIV/AISD interventions in the health sector: Progress report 2010.